Bài 18. Ông đồ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lệ Hằng | Ngày 02/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Ông đồ thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Câu 1: Thơ Tản Đà có vị trí trong toàn bộ tiến trình thi ca Việt Nam là:
A. là thơ cổ điển trong nền thi ca VN.
B. là cái gạch nối giữa 2 nền thơ cổ điển và thơ hiện đại VN
C. là sự khởi đầu của dòng thơ CM năm 1945.
D. là đặt nền móng cho sự xuất hiện dòng thơ mới hiện đại VN
B
Câu 2: Bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội” nằm trong tập thơ nào của Tản Đà?
A. Khối tình con I, XB năm 1917.
B. Khối tình con II, XB năm 1917.
C. Thề non nước, tiểu thuyết viết năm 1920.
D. Giấc mộng lớn, tự truyện viết năm 1932.
A
Câu 3: Nội dung chính của bài “ Muốn làm thằng Cuội” là:
A. Ước mơ lên cung trăng để ngắm chị Hằng và làm bạn với chú Cuội.
B. Cuộc sống thanh thản, an nhàn, hạnh phúc của tác giả trong cuộc sống đời thường.
C. Lòng yêu đời, yêu người của tác giả.
D.Tâm sự buồn chán của nhà thơ trước cảnh thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng.
D
Câu 4: Nhận định nào sau đây nói không chính xác về nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội” ?
A.Thể thơ Đường luật được tác giả tuân thủ một cách nghiêm ngặt nên có những câu thơ còn gò bó, công thức, chưa thoát hết ý.
B. Cảm xúc mãnh liệt, lối thơ phóng túng vừa bay bổng vừa sâu sắc, tinh tế.
C. Sử dụng yếu tố tưởng tượng phong phú, tạo nên sự hoà quyện giữa yếu tố thực với yếu tố hư ảo.
D. Ngôn ngữ thơ trong sáng, gần gũi, giàu sức biểu cảm, gây thích thú cho người đọc.
A
TUẦN 17.
TIẾT 65- 66: ÔNG ĐỒ
(Vũ Đình Liên)
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: HAI CHỮ
NƯỚC NHÀ
(Trần Tuấn Khải)
Đọc – chú thích
Đọc.
Chú thích.
a. Tác giả - tác phẩm.
Vũ Đình Liên (1913 - 1996).
Vũ Đình Liên (12 tháng 11 năm 1913- 18 tháng 1 năm 1996), là một nhà thơ, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Bài thơ Ông Đồ của ông được một nhà phê bình văn học xem là một trong mười bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới.[1]
Vũ Đình Liên sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Ông đỗ tú tài năm 1932, từng dạy học ở các trường: Trường tư thục Thăng Long, Trường Gia Long, Trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống. Ông học thêm trường Luật đỗ bằngcử nhân, về sau vào làm công chức ở Nha Thương chính (còn gọi là sở Đoan) Hà Nội.
Năm 1936, ông được biết đến với bài thơ "Ông đồ" đăng trên báo Tinh Hoa
Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia giảng dạy nhiều năm và từng là chủ nhiệm khoa tiếng Pháp của Đại học Quốc gia Hà Nội .
Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam
- Tác phẩm:
Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá...
Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn-1957) 
Nguyễn Đình Chiểu (1957)
Thơ Baudelaire (dịch-1995)
2. Chú thích.
a. Tác giả - tác phẩm.
* Tác giả:
+ Vũ Đình Liên (1913 - 1996).
- Quê gốc ở Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội.
- Là một trong những lớp nhà thơ đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
- Ông sáng tác và thành công ở nhiều thể loại, nhiều lĩnh vực: thơ, nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.
* Tác phẩm: Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên.
b. Giải thích từ khó.
Trong một thời gian dài suốt mấy trăm năm, nền Hán học và chữ Nho chiếm một vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Học trò học chữ Nho.
Chế độ khoa cử phong kiến dùng chữ Nho
Cảnh trường thi năm 1895
Ông đồ là người Nho học nhưng không đỗ đạt, sống thanh bần bằng nghề dạy học
Theo phong tục, khi Tết đến, người ta sắm câu đối hoặc một đôi chữ nho viết trên giấy đỏ dán lên vách, lên cột vừa để trang hoàng nhà cửa ngày Tết, vừa gửi gắm lời cầu chúc tốt lành.
Ông đồ được thiên hạ tìm đến, ông có dịp trổ tài.
Chữ của ông được mọi người trân trọng, thưởng thức.
II. Tìm hiểu văn bản.
1/ Tìm hiểu khái quát văn bản.
* Thể thơ: ngũ ngôn; kết cấu đơn giản nhưng có khả năng biểu đạt phong phú, thích hợp để diễn tả những tình cảm, cảm xúc sâu lắng.
* Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
* Bố cục:
+ Bốn khổ đầu: Hình ảnh ông đồ theo dòng hồi tưởng
+ Khổ kết: Trở về hiện tại – cảm xúc của tác giả
2/ Tìm hiểu chi tiết văn bản.
a) Hình ảnh ông đồ.
* Khổ 1 - 2:
- Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
-> Các từ: mỗi năm, lại thấy cho biết sự xuất hiện tuần hoàn trong vòng quay thời gian của ông đồ.
Ông đồ xuất hiện để góp phần làm đẹp cho cuộc đời, được mọi người trọng vọng, yêu mến, khâm phục...
- Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
 
->Hình ảnh so sánh, thể hiện thái độ của mọi người : ngưỡng mộ, yêu mến ông đồ.Ngợi ca tài năng ông đồ.
+ Trân trọng chữ Nho – Nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Ở hai khổ thơ này nhà thơ làm nổi bật hình ảnh ông đồ trong thời kì đắc ý nhất của ông.
* Khổ 3 - 4.
 Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
=> Điệp từ, câu hỏi tu từ thể hiện tình cảnh của ông đồ ế hàng, hết công chúng.
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu
-> Nghệ thuật nhân hoá thể hiện nỗi buồn lan toả thấm đẫm cả những vật vô tri, vô giác- ông đồ cô đơn, lạc lõng, lẻ loi.
- Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
-> câu thơ tả cảnh nhưng lại chính là nói nỗi lòng, tức là mượn cảnh ngụ tình, Dường như cả đất trời cũng ảm đạm, buồn bã cùng với ông đồ:Ông đồ đáng thương , cô độc , buồn sầu .
=> Niềm thương cảm và hoài cổ.
 
b)Tâm tư tình cảm của tác giả qua bài thơ.
- Bài thơ mở đầu là Mỗi năm hoa
đào nở … Lại thấy ông đồ già và kết thúc là Năm nay đào lại nở ... Không thấy ông đồ xưa.-> Kết thúc đầu cuối tương ứng làm rõ bi kịch mất mát tàn lụi.
b)Tâm tư tình cảm của tác giả qua bài thơ.
- Bài thơ mở đầu là Mỗi năm hoa
đào nở … Lại thấy ông đồ già và kết thúc là Năm nay đào lại nở ... Không thấy ông đồ xưa.-> Kết thúc đầu cuối tương ứng làm rõ bi kịch mất mát tàn lụi.
- Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
-> Câu hỏi tu từ: là lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng “ông đồ xưa”.
=> Nỗi niềm đau xót bâng khuâng tiếc nuối đối với một lớp người bị bỏ rơi. Đây chính là nỗi niềm hoài cổ mang ý nghĩa nhân văn.
III. Ghi nhớ:
Nghệ thuật:
- Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng với hiệu quả nghệ thuật cao,ý tại ngôn ngoại.
- Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ. Xây dựng được những hình ảnh đối lập. Kết hợp giữa biểu cảm và kể, tả. Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc.
- Nội dung: Thể hiện hình ảnh ông đồ trong hai cảnh tương phản qua đó thể hiện tình cảm sự cảm thông niềm tiếc nuối sâu sắc của nhà thơ đối với một lớp người- hay cũng là một phong tục đẹp của dân tộc.
- ý nghĩa: Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
IV. Luyện tập.
* Đọc diễn cảm.
* Nêu cảm xúc của bản thân về hình ảnh ông đồ qua bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.
- Nhắc nhở mọi người hãy gìn giữ những phong tục đẹp, lưu nhớ hình ảnh của những người một thời đã làm nên những nét đẹp cho cuộc đời.
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ. ( Trần Tuấn Khải)
1/ Tìm hiểu khái quát văn bản.
* Thể thơ: song thất lục bát.
- Số dòng, chữ, cách hiệp vần, ngắt nhịp.
* Bố cục: 3 phần.
+ 8 câu đầu: Tâm trạng của người cha.
+ 20 câu tiếp theo: Hiện tình của đất nước trong hoàn cảnh đau thương & nỗi lòng của người cha.
+ 8 câu cuối: Thế bất lực của người cha.
2/ Tìm hiểu chi tiết văn bản.
a/ 8 câu đầu : Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
+ Không gian nơi biên ải:
Chốn ải Bắc mây sầu, gió thảm,
Cõi giời Nam hổ thét, chim kêu.
=>Cách sử dụng từ ngữ cũ mòn ước lệ nhưng vẫn gợi lên 1 màu tang tóc thê lương ảm đạm, heo hút của chốn biên ải
+ Cha: dằn lòng khuyên con quay về để lo việc trả thù nhà, đền nợ nước
=>Lời khuyên của cha như một lời trăng trối: thiêng liêng, xúc động, có sức truyền cảm.
b/ 20 câu tiếp: Những lời cha khuyên con và tình cảm của cha:
-> Khích lệ dòng máu anh hùng ở người con qua việc nhắc lại vốn lịch sử hào hùng của dân tộc.
-> Tác giả nhập vai 1 người trong cuộc - 1 nạn nhân vong quốc đang đi vào chỗ chết để miêu tả hiện tình đất nước nước mất nhà tan, kể tội ác của quân xâm lược.
- Biểu hiện sâu sắc của tình cảm yêu nước trong lòng người cha và cũng là của chính nhà thơ.
c/ 8 câu cuối: Thế bất lực của người cha.
- Tuổi già, sức yếu, lỡ sa cơ, đành chịu bó tay, thân lươn -> thế bất lực của cha.
- Khuyên con làm tiếp những điều cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà, nhớ đến tổ tông, vì ngọn cờ độc lập.
=> Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước, dân tộc.
* Ghi nhớ.
- Nghệ thuật: Kết hợp tự sự với biểu cảm. Sử dụng thể thơ truyền thống tương đối phong phú về nhịp điệu. Giọng điệu trữ tình thống thiết.
- Nội dung:
- Ý nghĩa: Mượn lời Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người Việt Nam trong cảnh nước mất nhà tan.
4. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà. ( 2 phút).
* Học thuộc bài thơ và nội dung phần Ghi nhớ (SGK Ngữ văn 8, tập II, tr 10).
- Làm các bài tập trong vở bài tập trắc nghiệm.
* Ôn tập nội dung cả ba phần TLV, Văn bản, Tiếng Việt để chuẩn bị cho KT Học kì I
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lệ Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)