Bài 18. Nhôm

Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng | Ngày 30/04/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Nhôm thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
1- Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần mức độ hoạt động hóa học?
A- K, Mg, Cu, Zn B- Zn, K, Mg, Fe
C- Fe, Cu, K, Mg D- Cu, Fe, Mg, K
2- Cho sơ đồ phản ứng: Zn + 2X ZnCl2 + Y
X, Y lần lượt là:
A- CuCl2, Cu B- Cl2, H2
C- HCl, H2 D- Cả A và C đều đúng
Bài 18:
NHÔM
Kí hiệu hóa học: Al
Nguyên tử khối: 27
Thảo luận:
Quan sát mẫu nhôm và dựa vào tính chất vật lí chung của kim loại, hãy cho biết tính chất vật lí của nhôm?
? Nêu ký hiệu hóa học và nguyên tử khối của nhôm?
I- Tính chất vật lý:
- Kim lo?i m�u tr?ng b?c, cĩ �nh kim, nh? (dAl= 2,7 g/cm3), d?o, d?n nhi?t v� di?n t?t, nĩng ch?y ? nhi?t d? 660oC.
Bài 18:
NHÔM
II- Tính chất hóa học:
? Nêu tính chất hóa học của kim loại?
- Kim loại + khí oxi  Oxit bazơ
- Kim loại + phi kim  Muối
- Kim loại + dd axit  Muối + H2
- Kim loại + dd muối  Muối + Kim loại
1- Nhôm có tính chất của kim loại không?
Bài 18:
NHÔM
* Tiến hành làm thí nghiệm:
Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng và viết PTHH?
Hiện tượng: Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng(nhôm oxit).
PTHH: 4Al + 3O2  2Al2O3
Bài 18:
NHÔM
THẢO LUẬN NHÓM:
- Viết PTHH khi cho nhôm tác dụng với clo?
- Rút ra kết luận gì về tính chất hóa học của Al tác dụng với phi kim?
Bài 18:
NHÔM
Bài 18:
NHÔM
II- Tính chất hóa học:
Tiến hành thí nghiệm:
Cho Al vào dd HCl(ống nghiệm 1) và cho Al vào dd H2SO4 đặc(ống nghiệm 2).
Quan sát hiện tượng xảy ra và viết PTHH (nếu có). Rút ra kết kết luận gì?
Có bọt khí xuất hiện ở ống nghiệm 1, còn ống nghiệm 2 không có hiện tượng.
PTHH: 2Al + 6HCl  AlCl3 + 3H2
Nhôm tác dụng với dd HCl giải phóng khí H2. Nhôm không tác dụng với dd H2SO4 đặc, nguội.
Bài 18:
NHÔM
II- Tính chất hóa học:
c- Nhôm tác dụng với dd axit (HCl, H2SO4 loãng…) tạo thành muối nhôm và giải phóng H2.
Ví dụ: 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2 
* Lưu ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội.
Bài 18:
NHÔM
II- Tính chất hóa học:
? Nhôm đứng ở vị trí nào trong dãy hoạt động hóa học của kim loại?
Nhôm đứng sau Mg và trước Zn trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
? Nhôm tác dụng được với dd muối của những kim loại nào?
Nhôm tác dụng được với dd muối của kim loại đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
? Viết PTHH giữa Al với dd CuSO4
Bài 18:
NHÔM
II- Tính chất hóa học:
d- Nhôm tác dụng với dd muối của kim loại yếu hơn nhôm tạo thành muối nhôm và kim loại mới.
Ví dụ: 2Al + 3CuSO4  Al2(SO4)3 + 3Cu
Bài 18:
NHÔM
II- Tính chất hóa học:
? Nhôm có tính chất hóa học nào khác?
TN: Cho vài mảnh nhôm vào dd NaOH. Quan sát hiện tượng, rút ra kết luận.
- Có khí thoát ra, nhôm tan dần. Vậy nhôm tác dụng với dd kiềm.
? Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi hoặc vữa xây dựng không? Giải thích.
Bài 18:
NHÔM
II- Tính chất hóa học:
2- Nhôm có tính chất hóa học nào khác?
Nhôm tác dụng với dd kiềm.
Bài 18:
NHÔM
III- Ứng dụng:
- Nhôm được sử dụng làm đồ dùng gia đình, vật liệu xây dựng, dây dẫn điện, trong công nghiệp chế tạo máy bay, ôtô…
(SGK)
Bài 18:
NHÔM
IV- Sản xuất:
?Nêu nguyên liệu và phương pháp sản xuất nhôm trong công nghiệp? Viết PTHH.
Nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy quặng bôxit(Al2O3) và criolit.
PTHH: 2Al2O3 4Al + 3O2
Hình: 2.14. Sơ đồ bể điện phân nhôm oxit nóng chảy
Bài 18:
NHÔM
IV- Sản xuất:
Củng cố
1- Nhôm không tác dụng với dung dịch chứa:
A- MgSO4; B- CuCl2
C- AgNO3; D- HCl
2- Có dd muối AlCl3 lẫn tạp chất CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối AlCl3.
A- AgNO3; B- HCl;
C- Al; D- Mg;
1- Tính chất hóa học
- Al + Oxi  Nhôm oxit
- Al + phi kim  Muối nhôm
- Al + Axit  Muối nhôm + H2
- Al + Muối(dd) Muối nhôm + Kim loại(mới)
- Tác dụng với dd kiềm
2- Sản xuất

3- Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 58 SGK
Dặn dò
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)