Bài 18. Nhôm

Chia sẻ bởi Hoàng Giang | Ngày 29/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Nhôm thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

HÓA HỌC
* Lớp 9
? D�y HDHH c?a kim lo?i du?c s?p x?p nhu th? n�o? � nghia c?a d�y HDHH.

KIỂM TRA MIỆNG
GIẤY BẠC BỌC THỨC ĂN
GIẤY GÓI KẸO CAO SU
VỈ THUỐC
Ti?t 24 - Bài 18
NHÔM
Kí hiệu hóa học:
Nguyên tử khối :
Hóa trị :
Al
27
III
Quan sát một số vật dụng bằng nhôm và dựa vào tính chất vật lí của kim loại, hãy nêu tính chất vật lí của nhôm ?
Bài tập 3/sgk: Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không ? Hãy giải thích.
Không.Vì nếu dùng xô, chậu, nồi bằng nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng thì các vật dụng trên sẽ bị ăn mòn.
Em hãy kể một số ứng dụng của nhôm trong đời sống hàng ngày?
Xoong, nồi làm bằng nhôm có hình thức đẹp mắt
Cửa, lan can tay nắm làm bằng nhôm bóng đẹp
Em hãy kể một số ứng dụng của nhôm
trong công nghiệp?
+Hợp kim Đuyra (95%Al; 4%Ca; 1%Mg, Mn, Si). Hợp kim này cứng gần như thép, nhẹ bằng 1/3 thép, bền hơn nhôm gấp 4 lần dùng để chế tạo máy bay, ô tô, xe lửa,…).
* Việc sử dụng và những nguy hại của nhôm:
-Với khả năng chống ăn mòn thụ động, rẻ, nhôm được sử dụng rộng rãi. Giao dịch kim loại nhôm rất lớn (chỉ sau sắt) cả về số lượng lẫn giá trị.
-Ngoài sử dụng làm dụng cụ trong gia đình, công nghệ,…Nhôm còn dùng để:
+Sản xuất đá quý: rubi, saphia,…
+Sản xuất bột màu.
+Dùng trong công nghiệp quốc phòng.
+Hàn gắn đường ray (bột tecmit).
+Nhôm được dát mỏng 0,01mm dùng để làm bao gói thực phẩm, giấy gói thuốc lá,…
+Sản xuất thuốc chữa đau dạ dày.
+Mĩ thẩm (nhưng khá độc, có thể gây dị ứng cho cơ thể,…).
-Bên cạnh những vai trò đó, nhôm còn có một số tác hại. Nhôm khá phong phú trong tự nhiên nhưng hầu như không có vai trò gì trong sinh học. Vì thế, việc tích tụ kim loại này có hại cho cơ thể sinh vật,...

Nhôm dùng để làm giấy bạc, thuốc.

-Việc nấu để thức ăn lâu qua đêm trong vật bằng nhôm cũng góp phần tăng thêm tác hại của nhôm.
-Thức ăn (đặc biệt là thức ăn chua, mặn) để lâu sẽ ăn mòn nhôm tạo thành muối nhôm, muối này xâm nhập vào thức ăn rồi vào cơ thể sau đó gây hại.
- Việc dùng nhôm tái chế (có lẫn nhiều kim loại) phổ biến gây hại tiềm tàng.

Sử dụng đồ nhôm tái chế gây tê liệt não

* Để giảm thiểu những tác hại của nhôm, ta cần:
+Tránh dùng mĩ thẩm chứa hợp chất của nhôm.
+Tránh để thức ăn xoong, nồi,…nhôm đặc biệt là thức ăn mặn, chua.
+Không chà xát mạnh, vì có thể phá hủy lớp nhôm oxit (Al2O3) bảo vệ bên ngoài.
+Không để gần axit hoặc kiềm.
+Không dùng nhôm tái chế, nên dùng nhôm tinh khiết sản xuất theo quy trình công nghiệp.
Vương miện của Napoleon III làm bằng gì?
Khi còn đương vị, Napoleon III đã nảy ra một ý thích kỳ quái là cần phải có một chiếc vương miện làm bằng kim loại còn quý hơn cả vàng với ngọc. Với sự giúp đỡ của các nhà hóa học Pháp lúc đó, nguyên tố này đã được tìm ra. Đó là .. nhôm. Sau đó, Napoleon III đã kiêu hãnh đội vương miện bằng nhôm thay cho vàng bạc châu báu.
Nhôm là một trong các nguyên tố kim loại có hàm lượng lớn nhất trên Trái Đất (8.8%). Tuy vậy, con người biết cách luyện nhôm khá muộn. Nếu như sắt được luyện từ rất lâu thì mãi tới năm 1827, nhà vật lý người Đan Mạch J.C.Oersted mới làm được việc là đẩy được nhôm nguyên chất ra khỏi Clorua nhôm nhờ Kali. Trong vòng 60 năm sau đó, nhôm vẫn là kim loại quý vì không có cách gì tăng được sản lượng của nhôm.
Mãi tới khi S.Holl phát hiện ra cách điện phân nhôm từ quặng boxit (lúc đó ông mới 22 tuổi), nhôm mới được nhanh chóng sử dụng trong mọi lĩnh vực : công nông, quốc phòng và sinh hoạt.



Quặng bôxit đã được phát hiện ở nhiều nơi trên đất nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, ở Tây Nguyên, như lâm Đồng, ĐăkNông (Nhân Cơ, Đăkr`lấp) bôxit tập trung thành mỏ lớn, tổng trữ lượng hàng tỷ tấn.
11/23/2017
23
SẢN XUẤT NHÔM
Khai thác nhôm ở Tây nguyên – Việt Nam
chế biến quặng bôxit chứa đựng nhiều rủi ro. Khai thác quặng bôxit chế biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, đồng thời phát thải một lượng khí thải nhà kính và bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê gớm. Vì vậy khi khai thác cần phải tính toán kỹ.
11/23/2017
24
Vấn đề môi trường - Lũ bùn đỏ ở Hungary
Bùn hóa chất nhuộm đỏ khu vực cách thủ đô Budapest không xa
Các sinh vật sẽ bị giết chết, nhiều quốc gia châu Âu khác sẽ bị liên lụy… Các chuyên gia cảnh báo ảnh hưởng của vụ bùn đỏ xảy ra từ hôm 4/10/2010 ở Hungary có thể gây ô nhiễm chưa từng có cho châu Âu.
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
NHÔM
II/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC
III/ ỨNG DỤNG
IV/ SẢN XUẤT NHÔM
Trong công nghiệp
Trong đời sống
Nguyên liệu
Nguyên tắc sản xuất
Kim loại màu trắng bạc, có ánh kim
Dẻo, dễ dác mỏng, kéo sợi...
Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, t0n/c =660oC
Nhẹ (D = 2,7g/cm3).
I/TÍNH CHẤT VẬT LÝ
1.Tác dụng với phi kim
Với O2 tạo thành oxit
Với phi kim khác tạo thành muối
2. Tác dụng với dd axit(HCl, H2SO4 loãng ) tạo muối và khí hidro
3. Tác dụng với dd muối tạo muối nhôm và kim loại mới
4. Nhôm tác dụng với dd kiềm giải phóng khí hidro
Hướng dẫn học tập
Đối với bài học ở tiết học này:
Chuẩn bị bài 19: SẮT
Sắt có những tính chất vật lí nào?
Sắt có những tính chất hóa học nào?
So sánh tính chất hóa học giữa nhôm và sắt giống nhau và khác nhau như thế nào ?
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Học bài vừa học
- Làm bài tập 1/57 ; bài tập 2, 4, 5/58
Chào tạm biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)