Bài 18. Nhớ rừng
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền Sâm |
Ngày 02/05/2019 |
20
Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Nhớ rừng thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
BÀI 18
NHỚ RỪNG
THẾ LỮ
I/ Giới thiệu :
1/ Tác giả :
- Thế Lữ ( 1907 – 1989 ), tên thật Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Hà Nội. Ông là nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào Thơ mới buổi đầu. Ngoài thơ, ông còn viết truyện, viết báo, sáng tác kịch.
- Ông đạt danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1984, được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2003.
2/ Tác phẩm :
Bài thơ sáng tác 1934, trích trong Mấy vần thơ, tập mới - 1940.
3/ Thể loại :
Thơ tự do
4/ Hoàn cảnh sáng tác :
Năm 1934, tác giả làm ở Toà soạn báo Ý muốn Đông Dương. Từ nhà đi đến chỗ làm phải đi ngang qua vườn bách thú. Một trưa hè, ngồi nghỉ ở vườn, tác giả nghe tiếng người làm vườn uể oải kéo lê bước chân trên đường sỏi, nghe ghê người lắm và nghĩ con hổ bị giam trong này thì buồn biết bao nhiêu liền đặt hai câu thơ :
Chú nó trong nắng hè uể oải
Cũng không buồn thương nhớ cảnh rừng xa.
Hôm sau, từ sáng đến trưa nhà thơ đã hoàn thành xong bài thơ.
Phân đoạn bài thơ
II/ Đọc - hiểu văn bản :
1/ Phân đoạn bài thơ :
* Đoạn 1 : Tâm trạng u uất, căm hờn của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
* Đoạn 2, 3 : Hình ảnh giang sơn hùng vĩ của con hổ ngự trị ngày xưa.
* Đoạn 4, 5 : Nỗi chán ghét cảnh thực tại tầm thường và lời nhắn nhủ của nó.
Đoạn 1 thể hiện
tâm trạng gì của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú ?
2/ a/ Cảnh vườn bách thú – nơi con hổ bị nhốt ( đoạn 1, 4 )
Gậm một khối căm hờn
trong cũi sắt
Ta nằm dài trong ngày tháng dần qua
2/ a/ Cảnh vườn bách thú – nơi con hổ bị nhốt ( đoạn 1, 4 )
- Đoạn 1 thể hiện tâm trạng căm hờn của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú.
Vì sao con hổ có tâm trạng căm hờn ?
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự
2/ a/ Cảnh vườn bách thú – nơi con hổ bị nhốt ( đoạn 1, 4 )
Đoạn 1 thể hiện tâm trạng căm hờn của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú.
Từ chỗ là chúa sơn lâm, nay bị nhốt trong củi sắt, trở thành thứ đồ chơi, chịu ngang bầy cùng bọn gấu, báo dở hơi, vô tư lự.
Đoạn 4 với giọng điệu chế giễu, cảnh vườn bách thú hiện ra qua cái nhìn của con hổ là cảnh
như thế nào ?
Những cảnh sửa sang tầm thường giả dối
- Đoạn 4 với giọng điệu chế giễu, cảnh vườn bách thú hiện ra qua cái nhìn của con hổ thật đáng ghét. Đó là cảnh thực tại tầm thường giả dối, không đời nào thay đổi.
Qua đoạn 2 và 3, cảnh giang sơn hùng vĩ của con hổ ngự trị ngày xưa được tái hiện như thế nào ?
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già,
- Đoạn 2 miêu tả cảnh rừng núi thâm nghiêm với bóng cả cây già, với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi.
Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng
Trong cảnh hoang vu dữ dội ấy, chúa sơn lâm xuất hiện với vẻ đẹp oai phong lẫm liệt, một tư thế dõng dạc đường hoàng và nó khẳng định vị trí của mình :
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi
Những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình đã miêu tả chính xác vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh của chúa sơn lâm.
Có thể nói : Đoạn thơ thứ 3 là một bộ tranh tứ bình lộng lẫy. Vì sao ?
- Đoạn 3 có thể xem như là một bộ tranh tứ bình lộng lẫy :
+ Cảnh đêm vàng bên bờ suối, hổ say mồi đứng uống ánh trăng tan
+ Cảnh ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, hổ lặng ngắm giang san ta đổi mới.
+ Cảnh bình minh câu xanh, nắng gội, chim ca hát như ru ngủ cho nó.
+ Cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng, hổ đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.
Tìm hiểu về đặc sắc
nghệ thuật của bài thơ.
4/ Đặc sắc nghệ thuật :
- Cả bài thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm
- Dùng nhiều phép tu từ : ẩn dụ, đối lập, nhân hoá, điệp ngữ, liệt kê, so sánh, nói quá, câu hỏi tu từ.
- Sử dụng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.
5/ Ý nghĩa văn bản :
Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
III/ Tổng kết : GN/ 7
CỦNG CỐ
- Phân tích hai cảnh tượng đối lập nhau : cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và cảnh giang sơn hùng vĩ nơi con hổ ngự trị ngày xưa.
- Nêu nội dung chính của văn bản.
DẶN DÒ
- Đọc kĩ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm của bài thơ.
Học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài : Ông đồ
+ Tìm hiểu hình ảnh ông đồ già ở 4 khổ thơ đầu.
+ Tìm hiểu tấm lòng nhà thơ ở khổ thơ cuối.
+ Tìm hiểu nghệ thuật bài thơ.
NHỚ RỪNG
THẾ LỮ
I/ Giới thiệu :
1/ Tác giả :
- Thế Lữ ( 1907 – 1989 ), tên thật Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Hà Nội. Ông là nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào Thơ mới buổi đầu. Ngoài thơ, ông còn viết truyện, viết báo, sáng tác kịch.
- Ông đạt danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1984, được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2003.
2/ Tác phẩm :
Bài thơ sáng tác 1934, trích trong Mấy vần thơ, tập mới - 1940.
3/ Thể loại :
Thơ tự do
4/ Hoàn cảnh sáng tác :
Năm 1934, tác giả làm ở Toà soạn báo Ý muốn Đông Dương. Từ nhà đi đến chỗ làm phải đi ngang qua vườn bách thú. Một trưa hè, ngồi nghỉ ở vườn, tác giả nghe tiếng người làm vườn uể oải kéo lê bước chân trên đường sỏi, nghe ghê người lắm và nghĩ con hổ bị giam trong này thì buồn biết bao nhiêu liền đặt hai câu thơ :
Chú nó trong nắng hè uể oải
Cũng không buồn thương nhớ cảnh rừng xa.
Hôm sau, từ sáng đến trưa nhà thơ đã hoàn thành xong bài thơ.
Phân đoạn bài thơ
II/ Đọc - hiểu văn bản :
1/ Phân đoạn bài thơ :
* Đoạn 1 : Tâm trạng u uất, căm hờn của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
* Đoạn 2, 3 : Hình ảnh giang sơn hùng vĩ của con hổ ngự trị ngày xưa.
* Đoạn 4, 5 : Nỗi chán ghét cảnh thực tại tầm thường và lời nhắn nhủ của nó.
Đoạn 1 thể hiện
tâm trạng gì của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú ?
2/ a/ Cảnh vườn bách thú – nơi con hổ bị nhốt ( đoạn 1, 4 )
Gậm một khối căm hờn
trong cũi sắt
Ta nằm dài trong ngày tháng dần qua
2/ a/ Cảnh vườn bách thú – nơi con hổ bị nhốt ( đoạn 1, 4 )
- Đoạn 1 thể hiện tâm trạng căm hờn của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú.
Vì sao con hổ có tâm trạng căm hờn ?
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự
2/ a/ Cảnh vườn bách thú – nơi con hổ bị nhốt ( đoạn 1, 4 )
Đoạn 1 thể hiện tâm trạng căm hờn của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú.
Từ chỗ là chúa sơn lâm, nay bị nhốt trong củi sắt, trở thành thứ đồ chơi, chịu ngang bầy cùng bọn gấu, báo dở hơi, vô tư lự.
Đoạn 4 với giọng điệu chế giễu, cảnh vườn bách thú hiện ra qua cái nhìn của con hổ là cảnh
như thế nào ?
Những cảnh sửa sang tầm thường giả dối
- Đoạn 4 với giọng điệu chế giễu, cảnh vườn bách thú hiện ra qua cái nhìn của con hổ thật đáng ghét. Đó là cảnh thực tại tầm thường giả dối, không đời nào thay đổi.
Qua đoạn 2 và 3, cảnh giang sơn hùng vĩ của con hổ ngự trị ngày xưa được tái hiện như thế nào ?
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già,
- Đoạn 2 miêu tả cảnh rừng núi thâm nghiêm với bóng cả cây già, với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi.
Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng
Trong cảnh hoang vu dữ dội ấy, chúa sơn lâm xuất hiện với vẻ đẹp oai phong lẫm liệt, một tư thế dõng dạc đường hoàng và nó khẳng định vị trí của mình :
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi
Những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình đã miêu tả chính xác vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh của chúa sơn lâm.
Có thể nói : Đoạn thơ thứ 3 là một bộ tranh tứ bình lộng lẫy. Vì sao ?
- Đoạn 3 có thể xem như là một bộ tranh tứ bình lộng lẫy :
+ Cảnh đêm vàng bên bờ suối, hổ say mồi đứng uống ánh trăng tan
+ Cảnh ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, hổ lặng ngắm giang san ta đổi mới.
+ Cảnh bình minh câu xanh, nắng gội, chim ca hát như ru ngủ cho nó.
+ Cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng, hổ đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.
Tìm hiểu về đặc sắc
nghệ thuật của bài thơ.
4/ Đặc sắc nghệ thuật :
- Cả bài thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm
- Dùng nhiều phép tu từ : ẩn dụ, đối lập, nhân hoá, điệp ngữ, liệt kê, so sánh, nói quá, câu hỏi tu từ.
- Sử dụng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.
5/ Ý nghĩa văn bản :
Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
III/ Tổng kết : GN/ 7
CỦNG CỐ
- Phân tích hai cảnh tượng đối lập nhau : cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và cảnh giang sơn hùng vĩ nơi con hổ ngự trị ngày xưa.
- Nêu nội dung chính của văn bản.
DẶN DÒ
- Đọc kĩ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm của bài thơ.
Học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài : Ông đồ
+ Tìm hiểu hình ảnh ông đồ già ở 4 khổ thơ đầu.
+ Tìm hiểu tấm lòng nhà thơ ở khổ thơ cuối.
+ Tìm hiểu nghệ thuật bài thơ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền Sâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)