Bài 18. Khởi ngữ

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thanh Tâm | Ngày 08/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Khởi ngữ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
TỔ NGỮ VĂN- LỊCH SỬ
HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG ĐỢT 3
NHÂN KỈ NIỆM 61 NĂM
NGÀY HỌC SINH- SINH VIÊN
NGỮ VĂN - 9A
TIẾT 100: KHỞI NGỮ
GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ THANH TÂM
Chào mừng thầy cô và các em học sinh tham dự Hội giảng cấp Trường đợt 3, nhân kỉ niệm 61 năm
Ngày Học sinh, Sinh viên.
KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ
Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, phụ ngữ, bổ ngữ . . .

Hãy nhắc lại các thành phần câu mà em đã được học ?
Tiết 100- Tiếng Việt: KHỞI NGỮ
I- Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
* Ví dụ:
a/ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b/ Giàu, tôi cũng giàu rồi.
(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)
c/ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […].
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
* Hãy xác định chủ ngữ trong những câu có chứa từ in đậm?
CN
CN
CN
* Ví dụ:
a/ Còn anh, anh/ không ghìm nỗi xúc động.
b/ Giàu, tôi/ cũng giàu rồi.
c/ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta/ có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […].

Tiết 100- Tiếng việt: KHỞI NGỮ
I- Đặc điểm và công dụng
của khởi ngữ trong câu:
* Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu trên về: vị trí và quan hệ với vị ngữ trong câu?
- Vị trí: đứng trước chủ ngữ.
- Quan hệ với vị ngữ: không có quan hệ chủ- vị với vị ngữ.
* Các từ ngữ in đậm đó có mối quan hệ gì đối với thành phần nòng cốt của câu chứa nó?
- Quan hệ với thành phần nòng cốt: về nội dung, ý nghĩa- nêu đề tài.
CN
CN
CN
Các từ ngữ in đậm là
Khởi ngữ
(Đề ngữ,
Thành phần khởi ý)
* Ví dụ:
a/ Còn anh, anh/ không ghìm nỗi xúc động.
b/ Giàu, tôi/ cũng giàu rồi.
c/ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta/ có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […].

Tiết 100- Tiếng việt: KHỞI NGỮ
I- Đặc điểm và công dụng
của khởi ngữ trong câu:
CN
CN
CN
Khởi ngữ là gì?
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
* Ví dụ:
a/ Còn anh, anh/ không ghìm nỗi xúc động.
b/ Giàu, tôi/ cũng giàu rồi.
c/ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta/ có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […].

Tiết 100- Tiếng việt: KHỞI NGỮ
I- Đặc điểm và công dụng
của khởi ngữ trong câu:
CN
CN
CN
Trước khởi ngữ có những quan hệ từ nào?
Trước khởi ngữ, thường có thể có thêm các quan hệ từ: về, đối với, còn.
Tiết 100- Tiếng việt: KHỞI NGỮ
I- Đặc điểm và công dụng
của khởi ngữ trong câu:
THẢO LUẬN
2 phút
Theo tổ
1. Chỉ ra đặc điểm của khởi ngữ? Công dụng?
2. Khởi ngữ ở trong câu có tác dụng diễn đạt như thế nào?
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Trước khởi ngữ, thường có thể có thêm các quan hệ từ: về, đối với, còn.
* Đặc điểm:
* Công dụng:
Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Tác dụng nhấn mạnh
ý muốn diễn đạt.
Cần sử dụng đúng
mục đích
hiệu quả sẽ cao.
Tiết 100- Tiếng việt: KHỞI NGỮ
I. Đặc điểm và công dụng
của khởi ngữ trong câu:
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Tiết 100- Tiếng Việt: KHỞI NGỮ
? Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau:
a. Ông lão cứ vờ vờ đứng xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
(Làng, Kim Lân)
b. Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Lão Hạc, Nam Cao)
c. Đối với mỗi người, việc đọc sách là vô cùng cần thiết. Bởi vì sách là nơi lưu trữ di sản tinh thần của nhân loại. Hơn thế nữa, đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
d. Môi trường bị xuống cấp. Bảo vệ môi trường, đó là việc làm không của riêng ai. Chúng ta hãy chung tay để cứu lấy hành tinh này.

Điều này
chúng mình
Bảo vệ môi trường
mỗi người
Khởi ngữ được xác định trong các đoạn trích như sau:
Tiết 100- Tiếng việt: KHỞI NGỮ
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Bài tập 3: Hãy biến đổi các câu sau thành câu có khởi ngữ .
a. Anh ấy viết cẩn thận lắm.
- Viết, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Nó nghe rồi nhưng nó chưa làm.
- Nghe thì nó nghe rồi nhưng làm thì nó chưa làm.
c. Nó rất chăm học nhưng nó chưa giỏi.
- Chăm thì nó rất chăm nhưng giỏi thì nó chưa giỏi.
d. Tôi đọc quyển sách này rồi.
- Quyển sách này tôi đọc rồi.
Tiết 100- Tiếng việt: KHỞI NGỮ
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
II. Luyện tập:
1. Trong các câu sau, câu nào có chứa khởi ngữ, nêu ra thành phần khởi ngữ trong câu đó?
A. Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé.
B. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
C. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng ta, khiến ta phải tự bước lên đường ấy.
D. Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền.
2. Viết một đoạn văn ngắn và chỉ ra khởi ngữ em đã sử dụng (đề tài tự chọn).
D
Tiết 100- Tiếng việt: KHỞI NGỮ
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
II. Luyện tập:
Đoạn văn tham khảo
Trong bốn mùa, mùa Xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp. Mùa Xuân có đầy đủ những yếu tố căn bản để cho vạn vật trong vũ trụ hòa đồng, kết hợp một cách linh động trong công cuộc súc tiến sự sinh sôi nẩy nở.
Ðối với đồng bào Việt, mùa Xuân là mùa của hội hè, đình đám, giải trí, vui chơi sau những ngày tháng làm lụng vất vả, mà đỉnh cao là Tết Nguyên Ðán:
Tháng Giêng là tháng ăn chơi,
Tháng Hai đình đám, tháng Ba hội hè.
Tiết 100- Tiếng việt: KHỞI NGỮ
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
II. Luyện tập:
Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học:
Bài sắp học: Tiếng nói của văn nghệ
- Nắm đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
- Làm bài tập 1c,d,e; 2 (SGK/8).
- Đặt câu có khởi ngữ- viết đoạn văn (Phát biểu điều em thấm thía sau khi học xong văn bản “Bàn về đọc sách”- Chu Quang Tiềm). Tìm câu có khởi ngữ trong văn bản đó.
- Đọc văn bản và chú thích.
- Tóm tắt luận điểm, nhận xét bố cục.
- Tìm hiểu cách lập luận của tác giả (dựa vào câu hỏi 2,3,4/ trang 17). Nhận xét nghệ thuật nghị luận (câu 5).
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo về dự chuyên đề!
Chúc mừng năm mới
2011
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thanh Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)