Bài 18. Hai loại điện tích

Chia sẻ bởi Phạm Duy Hiển | Ngày 22/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Hai loại điện tích thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

Trang bìa
Trang bìa:
GIÁO ÁN VẬT LÝ LỚP 7 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH Kiểm tra bài cũ
Học sinh 1:
Muốn làm cho một vật bị nhiễm điện ta làm thế nào ? Nêu các tính chất của vật nhiễm điện ? Làm bài tập sau ? Vật ( hoặc chất) nào sau đây có thể bị nhiễm điện do cọ xát ?Chọn câu trả lờì đúng nhất ?
A. Thanh thuỷ tinh
B. Mảnh vải khô
C. Không khí khô
D. Cả ba vật hoặc chất trên .
Học sinh 2:
Có các vật sau : bút chì vỏ gỗ , bút bi vỏ nhựa , lưỡi kéo cắt giấy , chiếc thìa kim loại , lược nhựa , mảnh giấy . Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt các vật này rối đưa chúng lại gần các vụn giấy . Từ đó cho biết những vật nào bị nhiễm điện , vật nào không ? Bằng thí nghiệm Những vật không nhiễm điện : vỏ bút bi bằng nhựạ , lược nhựa Những vật không nhiễm điện : Bút chì vỏ gỗ , lưỡi kéo cắt giấy , chiếc thìa bằng kim loại , mảnh giấy Vào bài:
Tại sao khi cọ xát kéo cắt giấy bằng kim loại , thìa kim loại thì lại không bị nhiễm điện ? Điều này có trái với nội dung ta đã học không ? Giờ học này ta đi tìm hiểu rõ vấn đề trên Hai loại điện tích
Thí nghiệm : Thí nghiệm 1
Học sinh làm thí nghiệm như SGK theo nhóm , mỗi nhóm tự ghi kết quả thí nghiệm của mình bằng cách ghi đầy đủ vào chỗ trống trong các nhận xét ở SGK . Nhận xét 1 : Hai vật giống nhau , được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau . Thí nghiệm: Thí nghiệm 2
Hoạt động nhóm theo nội dung SGK trang 50 và ghi kết quả thí nghiệm điền vào nhận xét Nhận xét 2 Thanh nhựa và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại Theo em vậy có mấy loại điện tích ? giữa chúng có tính chất gì ? Kết luận - Có hai loại điện tích - Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau , mang điện tích khác loại thì hút nhau Quy ước : Thanh thuỷ tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương ( +) Thanh nhựa xát vào vải khô là điện tích âm ( -) Bài tập 1:
Trong một thí nghiệm : Khi đưa một đầu thước nhựa lại gần quả cầu xốp treo trên một sợi tơ , quả cầu xốp bị đẩy ra xa . Câu kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Quả cầu và thước nhựa nhiễm điện khác loại
B. Quả cầu không bị nhiễm điện và thước nhựa nhiễm điện
C. Quả cầu và thước nhựa nhiễm điện cùng loại
D. Quả cầu và thước nhựa không bị nhiễm điện
Bài tập 2:
Đặt thanh nhựa màu sẫm lên trục quay sau khi đã được cọ xát bằng mảnh vải khô . Đưa mảnh vải này lại gần đầu thanh nhựa được cọ xát thì chúng hút nhau . Biết rằng mảnh vải mang điện tích gì ? Giải Thanh nhựa theo quy ước mang điện tích âm , mà thanh nhựa hút mảnh vải , nên mảnh vải mang điện tích dương Như vậy sau khi cọ xát thanh nhựa vào mảnh vải khô ta được hai vật nhiễm điện khác loại .Tại sao lại xẩy ra hiện tượng như vậy ? Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
Mô hình cấu tạo:
Cấu tạo nguyên tử - Ở tâm là hạt nhân mang điện tích dương - Electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân - Tổng điện tích âm của các êlctron bằng trị tuyệt đối điện tích của hạt nhân . Bình thưởng nguyên tử trung hoà về điện - Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này qua nguyên tử khác ,từ vật này sang vật khác Vận dụng:
Trong mô hình 1 trên khi nguyên tử Na mất 1 electron thì nguyên tử mang điện tích gì ? Nguyên tử Na mang điện tích dương trong mô hình 2 , nguyên tử Oxi nhận thêm 2 electron từ hai nguyên tử Na thì nguyên tử Oxi mang điện tích gì ? Nguyên tử Oxi mang điện tích âm Theo em một vật khi nào mang điện tích dương ? Một vật khi nào mang điện tích âm ? Vật mang điện tích âm khi vật đó nhận thêm electron từ vật khác Vật mang điện tích dương khi vật đó bị mất electron . Bài tạp vận dụng
Bài tập 1:
C2 : - Trước khi cọ xát trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm - Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân của nguyên tử , các điện tích âm tồn tại ở các electron chuyển đọng xung quanh hạt nhân . Bài tập 2:
C3: Trước khi cọ xát , các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì rằng các vật đó chưa bị nhiễm điện , các điện tích âm và điện tích dương trung hoà lẫn nhau C4 : Sau khi cọ xát mảnh vải nhiễm điện dương , thước nhựa nhiễm điện âm vì - thước nhựa nhận thêm điện tích âm do nhận thêm electron - Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt electron C5: Tạo sao các thanhkim loại khi cọ xát ít bị nhiễm điện ? Vì mỗi thanh kim loại sau khi cọ xát , nó lại nhận rất nhanh các electron từ không khí . Cho nên khả năng nhiễm điện sau khi cọ xát của kim loại là khó thấy . Bài tập 3:
Cọ xát thanh thuỷ tinh vào miếng lụa khô . Sau khi cọ xát , dưa hai vật lại gần nhau , điều gì sẽ xẩy ra ?
A. Chúng hút nhau vì nhiễm điện trái dấu
B. Chúng hút nhau vì nhiễm điện cùng dấu
C. Chúng đẩy nhau vì nhiễm điện cùng dấu
D. Chung không hút nhau và không đẩy nhau
Bài tập 4:
Điền các từ thích hợp vào chỗ trống
Có thể làm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát . Vật nhiễm điện có khả năng ||hút|| các vật khác . Trong tự nhiên có hai loại điện tích là ||điện tích dương|| và điện tích âm . Các vật nhiễm điện cùng loại thì ||đẩy nhau|| , ||khác loại|| thì hút nhau . Nguyên tử gồm hạt nhân mang ||điện tích dương ||và ||eletron|| mang điện tích ||âm || chuyển động xung quanh . Bình thương nguyên tử ||trung hoà|| về điện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Duy Hiển
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)