Bài 18. Hai loại điện tích

Chia sẻ bởi Lê Xuân Long | Ngày 22/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Hai loại điện tích thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

1
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
Biết chỉ ra hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai loại điện tích khác dấu thì hút nhau.
Nêu được cấu tạo nguyên tử, biết vật mang điện âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện dương mất bớt êlectrôn.
1.2. Kĩ năng:
Làm thí nghiệm về vật nhiễm điện do cọ xát.
1.3. Thái độ:
Giáo dục học sinh nghiêm túc, hợp tác trong hoạt động nhóm.
* GDBVMT:
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường về việc dùng vật bị nhiễm điện để hút bụi trong các nhà máy, phân xưởng…
2
2. TRỌNG TÂM
- Hai loại điện tích: Điện tích âm và điện tích dương
3. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Mô hình đơn giản của nguyên tử
Hai mảnh nilông, bút chì, kẹp nhựa, mảnh len, mảnh vải
Thanh thủy tinh, thanh nhựa sẫm màu, trục nhọn.
Mẫu báo cáo thực hành
* Học sinh:
- Đọc trước bài mới, soạn và trả lời các câu C1,C2,C3 SGK
Quan s¸t h×nh 18.1, 18.2, 18.3, 18.4, 18.5 SGK
Khi nµo vËt nhiÔm ®iÖn tÝch d­¬ng?
Khi nµo vËt nhiÔm ®iÖn tÝch ©m?

3
+
-
-
-
+
+
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
CÁC THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ
4
KIỂM TRA MIỆNG
Câu 1: Khi nào vật bị nhiễm điện? Bằng cách nào nhận biết vật đó có nhiễm điện? (4đ)
Câu 2: Một vật bị nhiễm điện có những tính chất gì? (2đ)
Câu 3: Trong các phân xưởng dệt người ta thường treo những tấm kim loại đã bị nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích. (2đ)
Câu 4*: Khi nào vật nhiễm điện tích dương? Khi nào vật nhiễm điện tích âm? (2đ)
5
Câu 1: Khi nào vật bị nhiễm điện? Bằng cách nào nhận biết vật đó có nhiễm điện? (4đ)
Câu 2: Một vật bị nhiễm điện có những tính chất gì? (2đ)
Một vật sau khi bị cọ xát thì sẽ bị nhiễm điện
Nhận biết vật bị nhiễm điện: Một vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
Một vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Câu 3: Trong các phân xưởng dệt người ta thường treo những tấm kim loại đã bị nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích. (2đ)
Trong các phân xưởng dệt thường có nhiều bụi bông bay lơ lửng trong không khí, những bụi bông này có hại cho sức khỏe của công nhân. Những tấm kim loại đã bị nhiễm điện ở trên cao có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn, đảm bảo sức khỏe cho công nhân.
Câu 4*: Khi nào vật nhiễm điện tích dương? Khi nào vật nhiễm điện tích âm? (2đ)
Khi vật mất bớt êlectrôn thì nhiễm điện tích dương.
Khi vật nhận thêm êlectrôn thì nhiễm điện tích âm.
6
Thí nghiệm 1:
I. Hai loại điện tích.
BÀI 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
Tuần 21
Tiết 20
7
3. Có hai thanh nhựa sẫm màu giống nhau. Đặt một thanh lên một trục nhọn. Đưa một đầu thanh nhựa còn lại gần thanh nhựa đặt trên trục nhọn. Quan sát xem chúng có hút nhau hay đẩy nhau không.
1. Kẹp hai mảnh nilông vào thân bút chì rồi nhấc lên. Quan sát xem chúng có hút nhau hay đẩy nhau không.
2. Trải hai mảnh nilông xuống mặt bàn, dùng miếng len cọ xát chúng nhiều lần. Cầm thân bút chì để nhấc lên. Quan sát xem chúng hút nhau hay đẩy nhau.
4. Dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sẫm màu giống nhau. Đặt một thanh lên một trục nhọn. Đưa các đầu đã được cọ xát của hai thanh nhựa lại gần nhau. Quan sát xem chúng hút nhau hay đẩy nhau.
8
Kết quả thí nghiệm 1.
Không có hiện tượng gì xảy ra (không hút, không đẩy)
Cả hai không bị nhiễm điện
Đẩy nhau
Nhiễm điện giống nhau
(mang điện tích cùng loại)
Không có hiện tượng gì xảy ra (không hút, không đẩy)
Đẩy nhau
Cả hai không bị nhiễm điện
Nhiễm điện giống nhau
(mang điện tích cùng loại)
9
Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích . . . . . . . . . loại và khi được đặt gần nhau thì chúng . . . . . . nhau.
cùng
đẩy
khác
hút
Nhận xét:
10
Thí nghiệm 2:
2. Đưa đầu thanh thủy tinh đã được cọ xát bằng mảnh lụa lại gần đầu thanh nhựa sẫm màu đã được cọ xát bằng vải khô. Quan sát xem chúng hút nhau hay đẩy nhau.
1. Đặt một thanh nhựa sẫm màu lên một trục nhọn. Đưa một đầu thanh thủy tinh lại gần thanh nhựa sẫm màu đặt trên trục nhọn. Quan sát xem chúng có hút nhau hay đẩy nhau không.
11
Kết quả thí nghiệm 2.
Không có hiện tượng gì xảy ra
Cả hai không nhiễm điện
Hút nhau
Cả hai bị nhiễm điện.
(mang điện tích khác loại)
12
Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng. . . . . nhau do chúng mang điện tích . . . . . . loại.
cùng
hút
khác
đẩy
Nhận xét :
13
Có hai loại điện tích.
Các vật mang điện tích khác loại thì hút nhau.
Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau
Kết luận :
14
15
* Quy ước :
Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+)
- Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-)

?
+
Mảnh vải mang điện tích dương hay âm ? Tại sao ?
 Chúng hút nhau, mảnh vải và thanh nhựa mang điện tích khác loại. Mảnh vải nhiễm điện tích dương, thanh nhựa nhiễm điện tích âm.
16
GDBVMT:
Trong các nhà máy hay các phân xưởng thường xuất hiện bụi gây hại cho công nhân. Bố trí tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện và bị hút vào tấm kim loại, giữ môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe công nhân.
17
II. So lu?c v? c?u t?o nguyờn t?.
+
Hạt nhân
-
-
-
Êlectrôn
1. Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
2. Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
3. Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
4. Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
Mô hình đơn giản của nguyên tử
+
+
18
III. Vận dụng.
Tru?c khi c? xỏt, cú ph?i trong m?i v?t d?u cú di?n tớch duong v� di?n tớch õm hay khụng ? N?u cú thỡ cỏc di?n tớch n�y t?n t?i ? nh?ng lo?i h?t n�o c?u t?o nờn v?t ?
? Tru?c khi c? xỏt cỏc v?t d?u cú di?n tớch duong t?n t?i ? h?t nhõn v� di?n tớch õm t?n t?i ? cỏc ờlectrụn c?u t?o nờn v?t.
19
T?i sao tru?c khi c? xỏt, cỏc v?t khụng hỳt cỏc v?n gi?y nh? ?
 Vì trước khi cọ xát nguyên tử trung hòa về điện (chưa có nhiễm điện), nên không hút các vụn giấy nhỏ.
20
Sau khi cọ xát, vật nào trong hình nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn? Vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm?
+
-
+
-
+
-
+
-
+
-
+
-
+
-
-
-
-
Trước khi cọ xát
Sau khi cọ xát
Sau khi cọ xát :- Thước nhựa nhận thêm êlectrôn  nhiễm điện âm.
- Mảnh vải mất bớt êlectrôn  nhiễm điện dương.
Mảnh vải
Thước nhựa
Vậy : Một vật sau khi cọ xát nhiễm điện âm nếu . . . . . . . . . . . . . . . . , nhiễm điện dương nếu . . . . . . . . . . . . . . . .
nhận thêm êlectrôn
mất bớt êlectrôn
21
Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn trung hòa không? Tại sao?
Khi hai vật cọ xát với nhau, không thể xảy ra trường hợp chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn trung hòa, vì trong quá trình cọ xát êlectrôn đã dịch chuyển từ vật này sang vật kia. Như vậy, vật nhận thêm êlectrôn nhiễm điện tích âm, vật mất bớt êlectrôn nhiễm điện tích dương.
?
22
Ai tài hơn?
23
24
Có thể em chưa biết
Sự hút và đẩy giữa các vật tích điện có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống, chẳng hạn như phương pháp sơn tĩnh điện, cách thu gom tro bay từ các ống khói nhà máy, chế tạo máy in phun mực, máy photocopy, máy in lade…
25
+ Đối với tiết học này:
- Học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập: 18.1 đến 18.4 SBT
+ Đối với tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài mới: Dòng điện - Nguồn điện
- Soạn và trả lời các câu C1, C2, C3, C4 SGK
- Quan sát hình 19.1, 19.2, 19.3 SGK
Kể tên một vài nguồn điện mà em biết?
Kể tên 5 dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin?

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
26
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
CÁC THẦY CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Xuân Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)