Bài 18. Câu nghi vấn

Chia sẻ bởi Nguyễn Tất Chiến | Ngày 03/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Câu nghi vấn thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô về dự giờ ngữ văn lớp 8c
Kiểm tra bài cũ
Câu1. Câu ca dao sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi cho tôi mượn gàu sòng
Để tôi tát nước múc chồng tôi lên.
a.Nói giảm nói tránh c.Nhân hoá
b.Nói quá d.Điệp từ.
đáp án: b
Câu2.Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
a.Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em,lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng,chính là đã đẩy con em vào con đường phạm pháp.
b.Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim.
c.Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
đáp án: a

Tiếng việt: Tiết 75 Câu nghi vấn
I.Đặc điểm hình thức và chức năng chính
1.Ví dụ: đoạn văn
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:
-Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:
-Không đau con ạ!
-Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính
1.Ví dụ:
2.Nhận xét:
*câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi
-Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
-Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
-Hay là u thương chúng con đói quá?
*từ dùng để hỏi (Từ nghi vấn): không, làm sao, hay là
Câu nghi vấn
I.Đặc điểm hình thức và chức năng chính
1.Ví dụ.
2.Nhận xét.
3.Kết luận .(ghi nhớ)
*câu nghi vấn là câu:
-Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, à, ư, hả, chứ .).
-Khi viết, kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (?).
* Chức năng của câu nghi vấn là:
Dùng để hỏi


Bài tập nhanh
Bài 1: Trong các câu sau câu nào không phải là câu nghi vấn:
A. Gặp một đám trẻ chăn trâu đang chơi trên bờ đầm, anh ghé lại hỏi: "Vịt của ai đó?"
B. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
C. Nó thấy có một mình ông ngoại nó đứng ở giữa sân thì nó hỏi rằng:
- Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại?
D. Non cao đã biết hay chưa,
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Đáp án: B

Bài 2: Câu nghi vấn nào sau đây không dùng mục đích để hỏi:
A. Mẹ đi chợ chưa ạ?
B. Ai là tác giả của bài thơ này?
C. Trời ơi! sao tôi khổ thế này?
D. Bao giờ bạn đi Hà nội?
Đáp án: C
II. Luyện tập:
Bài tập số 1:
Đáp án:
a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b.Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
c.Văn là gì? Chương là gì?
d.-Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
-Đùa trò gì?
-Hừ..hừ.cái gì thế?
-Chị Cốc béo xù đứng trước nhà ta đấy hả?

Bài tập 4
a.Anh có khoẻ không?
-hình thức: sử dụng cặp từ có.không
-ý nghĩa: hỏi thăm sức khoẻ vào thời điểm hiện tại, không biết trước đó tình trạng sức khoẻ của người được hỏi như thế nào
b.Anh đã khoẻ chưa?
-hình thức: sử dụng cặp từ đã.chưa
-ý nghĩa: hỏi thăm vào thời điểm hiện tại, nhưng người hỏi đã biết trước tình trạng sức khoẻ của người được hỏi không tốt
Bài tập 6.Cho biết hai câu nghi vấn sau đúng hay sai?
a.Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế?
b.Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?
đáp án: câu a đúng vì người hỏi đã tiếp xúc với sự vật, hỏi để biết chính xác sự vật đó
Câu b sai vì người hỏi chưa biết giá chính xác của chiếc xe thì không thể thắc mắc đắt hay rẻ được

I.Đặc điểm hình thức và chức năng chính
1.Ví dụ.
2.Nhận xét.
3.Kết luận .(ghi nhớ)
*câu nghi vấn là câu:
-Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, à, ư, hả, chứ .).
-Khi viết, kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (?).
* Chức năng của câu nghi vấn là:
Dùng để hỏi
II.Luyện tập.


A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh: Nắm được cách cấu tạo của câu nghi vấn và phân biệt với các câu khác.
Tích hợp với các văn bản đã học.
Rèn luyện kỹ năng nhận diện và sử dụng câu nghi vấn.
B. Tiến trình các hoạt động.
1. ổn định và kiểm tra bài cũ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tất Chiến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)