Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học

Chia sẻ bởi Trần Nguyệt Vân | Ngày 29/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Kiến thức cơ bản chương I. Cơ học:
*Chuyển động cơ học.
*Biểu diễn lực-Cân bằng lực-Quán tính-Lực ma sát.
*Áp suất-Lực đẩy Ác si mét.
Tiết 16: Ôn tập học kì I
I. Ôn tập lí thuyết.
10 bài tập trắc nghiệm.
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Câu 1: Chuyển động cơ học là:
A.Sự thay đổi khoảng cách của vật chuyển động
so với vật mốc.
B. Sự thay đổi vận tốc của vật.
C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc.
D. Sự thay đổi phương, chiều của vật.
Sai
Sai
Đúng
Sai
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Câu 2: Hai lực cân bằng với nhau là hai lực:
A.Cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và
cường độ bằng nhau.
B.Cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và
cường độ bằng nhau.
C.Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều
và cường độ bằng nhau.
D. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều
và cường độ bằng nhau.
Đúng
Sai
Sai
Sai
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Câu 3. Ta cầm nắm được các vật là nhờ có:
A. Ma sát trượt.
B. Ma sát lăn.
C. Ma sát nghỉ.
D. Quán tính.
Sai
Sai
Đúng
Sai
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Câu 4: Một ôtô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác
giữa bánh xe với mặt đường là:
A. Ma sát trượt
B. Ma sát nghỉ.
C.Ma sát lăn.
D. Lực quán tính.
Sai
Sai
Đúng
Sai
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Câu 5: Mặt lốp xe ôtô, xe máy, xe đạp, đế dép, đế giầy,
đế ủng,…có khía rãnh để:
A. Tăng ma sát.
B. Giảm ma sát.
C. Tăng quán tính.
D. Giảm quán tính.
Sai
Sai
Đúng
Sai
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Câu 6: Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh
(thắng gấp). Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do:
A. Ma sát.
B. Trọng lực.
C. Quán tính.
D. Đàn hồi.
Sai
Sai
Đúng
Sai
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Câu 7: Tìm từ thích hợp (Áp lực, Trọng lực, áp suất, diện tích bị ép, lớn, nhỏ)
điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) ….......................là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
b) Độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép gọi là………………
c) Áp suất phụ thuộc vào áp lực và……………………….
d) Áp suất càng……………nếu áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
Áp lực
áp suất
diện tích bị ép
lớn
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Câu 8: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào:
A. Bản chất của vật nhúng vào chất lỏng.
B. Hình dạng của vật nhúng vào chất lỏng.
C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật.
D. Phần thể tích của vật chiếm chỗ trong chất lỏng và
trọng lượng riêng của chất lỏng.
Sai
Sai
Sai
Đúng
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Câu 9: Một vật chìm trong nước khi nó:
A. Có khối lượng lớn hơn khối lượng của nước.
B. Có trọng lượng lớn hơn trọng lượng của nước.
C. Có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng
riêng của nước.
D. Chiếm lượng nước lớn.
Sai
Sai
Đúng
Sai
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Câu 10: Gọi P là trọng lượng của vật, FA là lực đẩy Ác-si-mét
tác dụng lên vật khi vật được chìm ngập hoàn toàn
trong chất lỏng. Hãy chọn điều kiện đúng để cho vật
lơ lửng trong chất lỏng?
A. FA < P.
B. FA = P.
D. FA > P.
Sai
Sai
Đúng
Sai
I. Ôn tập lí thuyết.
10 bài tập trắc nghiệm.
II.Luyện giải bài tập chương cơ học.
3 bài tập.
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Bài 1: Một em học sinh đạp xe lên được nửa đoạn dốc đầu dài 30m hết 6s còn nửa đoạn sau em phải đi bộ hết 14s. Hỏi vận tốc trung bình của em đó trên từng đoạn và trên cả dốc là bao nhiêu?
Bài giải:
Áp dụng công thức tính vận tốc:
Vận tốc trung bình trên từng
đoạn và trên cả dốc:
Đáp số: 5m/s; 2,1m/s; 3m/s.
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Bài 2: Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng ½ thể tích miếng gỗ. Tìm trọng lượng riêng của chất lỏng, biết dgô=6000N/m3.
Tóm tắt:
Vật nổi:
Bài làm:
Khi vật nổi trên chất lỏng
thì lực đẩy Ác si mét cân
bằng với trọng lượng của vật:
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Tiết 16: Ôn tập học kì I
Bài 3: Muốn tạo ra trên pít tông lớn một áp lực bằng 2000N thì ta phải tác dụng lên pít tông nhỏ một lực có độ lớn bằng bao nhiêu? Biết diện tích pít tông lớn gấp 10 lần diện tích pít tông nhỏ.
f=20000N.
B. f=2000N.
C. f=20N.
D. f=200N.

Giải:
I. Ôn tập lí thuyết.
10 bài tập trắc nghiệm.
II.Luyện giải bài tập chương cơ học.
III.Trò chơi ô chữ.
Tiết 16: Ôn tập học kì I
1
2
3
4
5
6
7
Khám phá ô chữ cơ học
Đây là tên của dụng cụ đo áp suất chất lỏng
(từ gồm 4 chữ cái).
2. Đây là tên của dụng cụ đo áp suất khí quyển
(từ gồm 5 chữ cái).
3. Khi làm thí nghiệm ta cần chú ý điều gì?
(từ gồm 7 chữ cái).
4. Đây là một địa danh du lịch nổi tiếng thế giới…nếu thả
mình trong nước thì dù không biết bơi người vẫn nổi lên
(từ gồm 8 chữ cái).
5. Đây là phương tiện trên biển, nó có thể lặn xuống, lơ lửng
trong nước hoặc nổi trên mặt nước ( từ gồm 7 chữ cái).
6. Nêu tên của loại máy này (từ gồm 13 chữ cái)
7. Đây là tên của dụng cụ đo vận tốc (từ gồm 5 chữ cái).
Nằm ở phía đông của Israel và Palestine, phía tây của Jordanie (Chỉ cách Địa Trung Hải chừng 100 cây số về hướng đông). Biển Chết là một vùng trũng nhất thế giới so với mực nước biển. Trên thực tế Biển Chết không phải là biển mà chỉ là một hồ nước mặn lớn nhất thế giới, có chiều dài cỡ 80km, nơi rộng nhất là 18km, độ sâu trung bình 400m, nơi sâu nhất là 700m, diện tích trên 1000km2.
Có thể em chưa biết
Ác-si-mét (287-212 TCN), là nhà triết học người Hy Lạp. Dựa trên kinh nghiệm của thực tế kĩ thuật, ông đã tìm ra quy tắc đòn bẩy, đã định nghĩa trọng tâm của một vật và tìm ra được trọng tâm của các vật phẳng như hình tam giác, hình bình hành, hình thang... Hình:Archimedes.jpg Archimedes Ông là người đã chế tạo các loại máy móc cơ học để nâng nước sông lên tưới ruộng đồng, như xoắn ốc Archimedes. Ông còn chế tạo được các máy ném đá, cần cẩu để móc và nhận chìm thuyền địch khi quân địch tấn công. Trong tác phẩm Về các vật nổi ông đã phát biểu định luật Archimedes về sức đẩy của chất lỏng. Ông còn nghiên cứu đến tính bền vững của sự cân bằng các vật nổi có hình dạng khác nhau. Đó là cơ sở khoa học rất cần thiết cho kĩ thuật đóng tàu biển. Ông được đánh giá là nhà bác học đỉnh cao ở thời Hy Lạp cổ đại.
Có thể em chưa biết
Biển chết
Biển chết
-Tiếp tục ôn tập lí thuyết và xem lại tất cả các dạng bài tập đã làm-Chuẩn bị thi học kì.
-Đọc trước bài: Công cơ học.
Hướng dẫn về nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nguyệt Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)