Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Bính | Ngày 29/04/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Phòng GD&ĐT Huyện Thiệu Hoá
Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện
Năm học 2008-2009
Môn Vật Lý Tiết 17: Ôn tập
Kiến thức cơ bản chương I: Cơ học

I. Lý thuyết
*Chuyển động cơ học.
- Sự thay đổi vị trí của 1 vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
Chuyển động và đứng yên chỉ có tính chất tương đối tuỳ vào việc chọn vật làm mốc.
Công thức tính vận tốc : V = S/t

* Biểu diễn lực-Cân bằng lực-Quán tính-Lực ma sát



Cường độ lực F=30N
2 lực cân bằng là 2 lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau,phương nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau.



Môn Vật Lý Tiết 17: Ôn tập
+ Dưới tác dụng của 2 lực cân bằng
- 1 vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên
1 vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
+ Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Môn Vật Lý Tiết 17: Ôn tập
*Áp suất-Lực đẩy Ác si mét.
Công thức tính áp suất : P=F/S
Đơn vị áp suất là : pa(1pa=1N/m )
Công thức tính áp suất chất lỏng : P=d.h
Công thức tính lực đẩy Acsimet : FA= d.V
Điều kiện để một vật khi nhúng trong chất lỏng nổi lên là : p


2
Môn Vật Lý Tiết 17: Ôn tập
- Đặc điểm của lực đẩy �c si mét là:
+ Điểm đặt trên vật
+ Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên
+ Độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Điều kiện để một vật chìm xuống trong chất lỏng là...
- Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.
- Quả Bưởi rơi từ trên cao xuống, lực thực hiện công là.....
*Công-Định luật về công :
Công thức tính công : A=F.S
Đơn vị công là : Jun (Kí hiệu là J)
Định luật về công : Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
****

Môn Vật Lý Tiết 17: Ôn tập
Bài tập 1: M và N là hai vật giống hệt nhau được thả vào hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng là d1 và d2 như hình vẽ.
a) Hai vật giống hệt nhau nên PM = PN và VM = VN . Khi M và N đứng cân bằng trong hai chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên M và N lần lượt là FAM = PM và FAN = PN.. Nên Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên M và N là bằng nhau.
a) So sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai vật M và N.
b) Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn?
b) Vì phần thể tích vật ngập trong chất lỏng d1 nhiều hơn thể tích vật ngập trong chất lỏng d2 nên V1M >V2N.
Mà FAM = V1M.d1 và FAN = V2N.d2 v với FAM = FAN
Suy ra: d2 > d1.
Vậy chất lỏng d2 có trọng lượng riêng lớn hơn chất lỏng d1.
Lời giải
Bài tập2:Một người công nhân xây dựng cần đưa 20 xô vữa lên tầng hai cách mặt đất 4m. Tính công mà người đó thực hiện được khi chuyển hết các xô vữa đó, biết mỗi xô nặng 20kg.

Bài làm:
Đối với cùng một vật:
P=10.m→P=10.20N
Kéo một xô vữa thực hiện công:
A1=F.s=10.20N.4m=800J;
Kéo 20 xô vữa thực hiện công:
A=20.A1=20.800J
=16000J=16KJ
Đáp số: A=16kJ
Tóm tắt:
Kéo vữa lên cao:
s=4m
m=20kg
P=F
Tính : A=?

CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Nằm ở phía đông của Israel và Palestine, phía tây của Jordanie (Chỉ cách Địa Trung Hải chừng 100 cây số về hướng đông). Biển Chết là một vùng trũng nhất thế giới so với mực nước biển. Trên thực tế Biển Chết không phải là biển mà chỉ là một hồ nước mặn lớn nhất thế giới, có chiều dài cỡ 80km, nơi rộng nhất là 18km, độ sâu trung bình 400m, nơi sâu nhất là 700m, diện tích trên 1000km2.
Ác-si-mét (287-212 TCN), là nhà triết học người Hy Lạp. Dựa trên kinh nghiệm của thực tế kĩ thuật, ông đã tìm ra quy tắc đòn bẩy, đã định nghĩa trọng tâm của một vật và tìm ra được trọng tâm của các vật phẳng như hình tam giác, hình bình hành, hình thang... Hình:Archimedes.jpg Archimedes Ông là người đã chế tạo các loại máy móc cơ học để nâng nước sông lên tưới ruộng đồng, như xoắn ốc Archimedes. Ông còn chế tạo được các máy ném đá, cần cẩu để móc và nhận chìm thuyền địch khi quân địch tấn công. Trong tác phẩm Về các vật nổi ông đã phát biểu định luật Archimedes về sức đẩy của chất lỏng. Ông còn nghiên cứu đến tính bền vững của sự cân bằng các vật nổi có hình dạng khác nhau. Đó là cơ sở khoa học rất cần thiết cho kĩ thuật đóng tàu biển. Ông được đánh giá là nhà bác học đỉnh cao ở thời Hy Lạp cổ đại.
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Biển Chết
Biển Chết
Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục ôn tập lí thuyết và xem lại tất cả các dạng bài tập đã làm. Chuẩn bị thi học kì I
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Bính
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)