Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học

Chia sẻ bởi Dương Thu Hường | Ngày 29/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY CÔ GIÁO
ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP 8A
GIỜ HỌC MÔN VẬT LÍ
TIẾT 7: ÔN TẬP
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT ( Từ bài 1 đến bài 6)
II. VẬN DỤNG
III. BÀI TẬP
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT ( Từ bài 1 đến bài 6)
CÂU 1: Thế nào gọi là chuyển động cơ học ?
Trả lời: Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
CÂU 2: Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Trả lời: Chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
CÂU 3: Các chuyển động cơ học thường gặp là dạng nào?
Trả lời: chuyển động thẳng và chuyển động cong.
CÂU 4: Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì?
Trả lời: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
CÂU 5: Công thức tính vận tốc. Nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
S: là độ dài quãng đường đi được, có đơn vị là: m; km
t : thời gian đi hết quãng đường đó, có đơn vị: s; h
V: vận tốc, có đơn vị: m/s; km/h
CÂU 6: Chuyển động đều là gì?
Trả lời: Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
CÂU 7: Chuyển động không đều là gì?
Trả lời: Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
CÂU 8: Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính như thế nào ?
CÂU 9: Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ?
Trả lời: Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng véc tơ.
CÂU 10: Lực được biểu diễn như thế nào ?
Trả lời: Véc tơ lực được biểu diễn bằng một mũi tên có:
- Gốc là điểm đặt của lực.
- Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
- Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
CÂU 11: Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng ?
Trả lời: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
CÂU 12: Vật đang chuyển động chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì sẽ chuyển động như thế nào ? Vận tốc có thay đổi không ?
Trả lời: Khi một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì sẽ chuyển động thẳng đều. Vận tốc không đổi.
CÂU 13: Tại sao khi một vật chịu tác dụng của lực lại không thay đổi vận tốc đột ngột được ?
Trả lời: do có quán tính.
CÂU 14: Lực sinh ra khi vật lăn hay trượt trên bề mặt của vật khác gọi là gì? Vậy khi vật đứng yên có xuất hiện lực ma sát không ?
Trả lời: Lực ma sát trượt xuất hiện khi 1 vật chuyển động trượt trên mặt 1 vật khác. Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật chuyển động lăn trên mặt vật khác. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật chịu tác dụng của lực mà vật vẫn đứng yên.
II. VẬN DỤNG
Câu 1: Quan sát một đoàn tàu đang rời khỏi nhà ga, trong các câu mô tả sau đây, câu mô tả nào là sai ?
A. Đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga.
B. Đoàn tàu đang đứng yên so với người lái tàu.
C. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang ngồi trên tàu.
D. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang đứng dưới sân ga.
CÂU 2: Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là chuyển động đều ?
A. Chuyển động bay của một con chim.
B. Chuyển động của ô tô khi bắt đầu khởi hành.
C. Chuyển động của xe máy với vận tốc không đổi V=24km/h
D. Chuyển động của đoàn tàu hỏa khi vào ga.
C
C
CÂU 3: Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên …………….. , cùng…………, phương nằm trên cùng một ……………………., và …………………………nhau.
Quán tính là tính chất giữ nguyên ……………… .. của vật, vật nào có …………………… lớn thì có ……………………… lớn.
Câu 4: Hãy ghép các lực ma sát cho ở cột bên phải vào các trường hợp cho ở cột bên trái cho phù hợp.
A. Ô tô đang chuyển động bánh xe lăn trên mặt đường
B. Ô tô phanh đột ngột, bánh xe không lăn mà trượt trên mặt đường.
C. Ô tô đang đứng yên trên dốc có độ nghiêng không nhiều.
1. Xuất hiện lực ma sát nghỉ
2. Xuất hiện lực ma sát trượt
3. Xuất hiện lực ma sát lăn
A - 3
B - 2
C - 1
quán tính
vận tốc
một vật
độ lớn
đường thẳng
chiều ngược
vận tốc
CÂU 5: Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng với trường hợp ma sát là có lợi.
A. Ma sát giữ đế giầy và nền nhà.
B. Ma sát giữ thức ăn và đôi đũa.
C. Ma sát giữa bánh xe và trục quay.
D. Ma sát giữa phấn viết và bảng.
CÂU 6: Một hành khách đang ngồi trên xe bỗng bị chúi người về phía trước. Điều nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. Xe đột ngột tăng vận tốc
B. Xe đột ngột giảm vận tốc
C. Xe đang đứng yên bỗng lùi lại (de) đột ngột
D. Cả B và C đều đúng
X
X
X
D
III. BÀI TẬP
BÀI 1: Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình sau ?
Vật chịu tác dụng của 2 lực
- Gốc tại A
- Phương ngang, chiều hướng từ phải sang trái
- Độ lớn: FC = 150N

- Gốc tại A
- Phương ngang, chiều hướng từ trái sang phải
- Độ lớn: FK = 250N

BÀI 2: Một ô tô chạy trên một đường thẳng qua các đoạn AB = BC = 30km. Thời gian chuyển động tương ứng với các đoạn AB, BC là 1 giờ, 45 phút. Tính vận tốc trung bình trên mỗi đoạn và vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AC.
TÓM TẮT
SAB = SBC = 30 Km
tAB = 1h
tBC = 45 phút = 3 / 4 h
VAB = ?
VBC = ?
VAC = ?
GIẢI
Vận tốc trung bình trên đoạn AB
Vận tốc trung bình trên đoạn BC
Vận tốc trung bình trên đoạn AC
Bài 3: Hai người đạp xe. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5 giờ.
Người nào đi nhanh hơn.
Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút hai người cách nhau bao nhiêu km ?
TÓM TẮT
S1 = 300m = 0,3km
t1 = 1 phút = 1 / 60 giờ
S2 = 7,5km
t2 = 0,5 giờ
a. So sánh V1 và V2
b. t = 20 phút
S = ?
GIẢI
Vận tốc người thứ nhất:
Vận tốc người thứ hai:
Vì V1 > V2 nên người thứ nhất chuyển động nhanh hơn người thứ hai.
b. Coi 2 người khởi hành cùng một lúc, cùng một chỗ và chuyển động cùng chiều.:
Quãng đường người thứ nhất đi được:
Quãng đường người thứ hai đi được:
Khoảng cách giữa hai người:
a.
IV. DẶN DÒ
HỌC THUỘC LÍ THUYẾT TỪ BÀI 1 ĐẾN BÀI 6
LÀM LẠI TẤT CẢ CÁC CÂU C TRONG SGK
LÀM LẠI TẤT CẢ CÁC BÀI TẬP TRONG SBT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thu Hường
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)