Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học

Chia sẻ bởi Phạm Hồng Đô | Ngày 29/04/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Công ty cổ phần thiết bị & phần mềm giáo dục - 62 Nguyễn Phong Sắc, HN
Trang bìa
Trang bìa:
Tiết 15 ÔN TẬP NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG Chuyển động là gì, đứng yên là gì? Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Lực có quan hệ với vận tốc như thế nào? Quán tính là gì? Áp suất là gì? Áp suất gây ra bởi chất rắn, chất lỏng và áp suất khí quyển có gì khác nhau? Lực đẩy Ác-si-mét là gì? Khi nào vật nổi hoặc chìm? Công cơ học là gì? Chủ đề 1
Mục 1: A- ÔN TẬP
TẠI CHỖ PHÁT BIỂU (em khác có thể nhận xét) 1) Chuyển động cơ học là: Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác (được chọn làm vật mốc) Hãy tự nêu 2 ví dụ. 2) Tại chỗ phát biểu. 3) Lên bảng trả lời và viết công thức ,nêu tên một số đơn vị vận tốc: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nhanh, chậm của chuyển động . Công thức v = S/t. Đơn vị m/s, m/h, km/h, cm/s ... 4) Chuyển động không đều là chuyển động mà có độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian. Công thức tính vận tốc trung bình:LATEX(V_b = S/t) Mục 2: A- ÔN TẬP
5) Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động.(Tự lấy ví dụ) 6) Các yếu tố của lực: (3 yếu tố) Điểm đặt, độ lớn, phương và chiều của lực. Cách biểu diễn lực bằng vectơ. Dùng mũi tên có: - Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật. - Phương và chiều là phương, chiều của lực. - Độ dài biểu thị độ lớn của lực theo tỉ xích cho trước. 7) Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ: a) Đứng yên khi vật đang đứng yên. b) Chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động . Mục 3: A- ÔN TẬP
8)- Lực ma sát xuất hiện khi: Vật chuyển động trên mặt một vật khác. - Lực ma sát phụ thuộc vào: Tính chất của mặt tiếp xúc. Độ lớn của lực ma sát càng giảm khi mặt tiếp xúc giữa hai mặt càng nhẵn. 9) Tự lấy ví dụ. (Lớp theo dõi có thể nhận xét bổ xung) 10) Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố: Độ lớn của lực tác dụng lên vật & diện tích tiếp xúc. Công thức tính áp suất (lên bảng viết &nêu rõ các đại lượng có mặt trong công thức). Đơn vị áp suất... LATEX(1P_a) = 1N/LATEX(m^2) Mục 4: A- ÔN TẬP
11) MỘT VẬT NHÚNG CHÌM TRONG CHẤT LỎNG CHỊU TÁC DỤNG CỦA MỘT LỰC ĐẨY CÓ( đủ 3 y/tố) - Điểm đặt trên vật. - Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. - Độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ. F = Vd 12) Điều kiện để một vật nhúng trong chất lỏng bị: -Chìm xuống: P > LATEX(F_A) ; hay LATEX(d_1 > d_2). - Cân bằng "lơ lửng"P = LATEX(F_A) ; hay LATEX(d_1 = d_2). - Nổi lên khi: P < LATEX(F_A) ; hay LATEX(d_1 < d_2). Trong đó LATEX(d_1) là trọng lượng riêng của vật; LATEX(d_2) là trọng lượng riêng của chất lỏng. Mục 5: A- ÔN TẬP
13) Trong khoa học thì"Công cơ học" chỉ dùng: Trong trường hợp có lực tác dụng lên vật làm vật chuyển dời. 14) lên bảng viết(Nêu rõ các đại lượng có mặt trong công thức & đơn vị của nó. 1J = ? Chủ đề 2
Mục 1: II - VẬN DỤNG
Trong nhóm cử đại diện trả lời các câu 1 => 4.(Trg 63)
- CÂU 1 CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG LÀ || D|| - CÂU 2 CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG LÀ || D|| - CÂU 3 CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG LÀ ||B|| - CÂU 4 CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG LÀ ||A|| Mục 2: II - VẬN DỤNG
Tại chỗ trả lời các câu hỏi từ 1 => 6 (phần II Trg 64) 1. Vì ta đã chọn ... làm mốc Lúc đó cây sẽ chuyển động tương đối so với ôtô&người. 2. Lót tay bằng vải hay cao su sẽ làm Tăng lực ma sát lên nút chai. Lực ma sát này sẽ giúp... 3. Xe đang đi thẳng đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe còn quán tính cũ chưa kịp đổi hướng cùng xe nên bị nghiêng sang trái. 5. Khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì Lực đẩy Ác-si-mét tính bằng trọng lượng của vật đó. LATEX(F_a = P_v = V.d) Mục 3: II - VẬN DỤNG
6.
a) cậu bé trèo cây
b) Em học sinh ngồi học bài
c) Nước ép lên thành bình đựng
d) Nước chảy xuống từ đập chắn nước
Chủ đề 3
Mục 1: III - BÀI TẬP
Bài 1 (Nhóm 1&3 làm đoạn xuống dốc, Nhóm 2&4 làm đoạn đường bằng) Latex(V_1 = S_1/t_1 = 100/25) = 4 m/s LATEX(V_2 =S_2 / t_2 = 50 / 20) = 2,5 m/s LATEX( V_b = S_1+S_2/t_1+t_2 = 150/45) = 3,33 m/s Mục 2:
Bài tập 2 ( Chỉ làm phần a) a) Đứng cả hai chân: LATEX(P_1 =p/S) Mà S = 2.150.LATEX(10^4)Latex(m^2) Và P = 45.10 N => Latex( P_1) = .........= 1,5.Latex(10^4P_a) Mục 3:
BÀI HỌC CỦA CHÚNG TA ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT VỀ NHÀ HỌC LẠI BÀI, LÀM LẠI CÁC BÀI TẬP ĐỂ CHUẨN BỊ TỐT CHO GIỜ SAU: KIỂM TRA HỌC KÌ I
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hồng Đô
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)