Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học

Chia sẻ bởi Phan Thanh Tu | Ngày 29/04/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 17 ÔN TẬP
Chương cơ học.
Chuyển động
Lực
Áp suất
Lực đẩy Ac-si-met
Công cơ học
1. Chuyển động cơ học là gì? Cho 2 ví dụ
Chuyển động cơ học sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác.
2. Nêu 1 ví dụ chứng tỏ vật có thể chuyển động đối với vật này, nhưng lại đứng yên so với vật khác.
Hành khách ngồi trên ôtô đang chạy thì hành khách chuyển động đối với cây bên đường, nhưng lại đứng yên so với ôtô.
3. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?
Bài tập vận dụng : Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc là 12km/h .Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu ?
Tóm tắt:
t = 40ph = 2 /3 h
V = 12 km/h
Tìm S = ?
Giải
Chiều dài quãng đường đi được là
Vận dụng CT : v = s / t
Tacó s = v.t = 12 . 2:3 = 8km
4. Chuyển động không đều là gì? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
Vận dụng . Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dộc, xe lăn tiếp 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả đoạn đường.
Tóm tắt
SAB = s1 = 100m
tAB = t1 = 25s
SBC = s2 = 50m
tBC = t2 = 20s
Tìm :vAB; vBC; vAC?
Giải
Ta có: vtb =
Vận tốc trung bình trên quãng đường AB.
vAB = = = 4(m/s)

Vận tốc trung bình trên quãng đường BC.

vBC = = = 2,5(m/s)

Vận tốc trung bình trên quãng đường AC.

vAC = = = 3.33(m/s)
100
25
S1 + S2

t1 + t2
5. Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng véctơ.
Các yếu tố của lực: điểm đặt lực, phương và chiều của lực, độ lớn của lực.
6. Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi:
a) Vật đang đứng yên?
b) Vật đang chuyển động?
Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ:
Đứng yên khi vật đang đứng yên.
b) chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động.
7. Lực ma sát suất hiện khi nào? Nêu 2 thí dụ về lực ma sát.
Lực ma sát suất hiện khi vật chuyển động trên mặt một vật khác.
Vận dụng : Một lực 15N tác dụng lên xe lăn như hình vẽ .
Hãy nêu các yếu tố của lực này
Điểm đặt lực tại A
Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái
Cường độ lực F = 15 N
8. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức tính áp suất. Đơn vị tính áp suất.
Vận dụng :. Một người có khối lượng 45kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi bàn chân là 150cm2. Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi:
a) Đứng cả 2 chân.
b) Co một chân.
Tóm tắt
P = 10.m = 10.45 = 450N
S một chân: 150cm2 = 0,015m2
S hai chân: 300cm2 = 0.03m2
p2; p1 ?
Câu9 :Áp suất do chất lỏng gây ra có đặc điểm gì ? Độ lớn của của áp suất chất lỏng được xác định như thế nào ?
Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình,và các vật ở trong lòng nó .
Áp suất chất lỏng được xác định p = d.h trong đó h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng(m), d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
Vận dụng :Một thùng nước cao 1,2m đựng đầy nước . Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy thùng 0.4m .Biết trọng lượng riêng của chất lỏng d = 10000 N/m3
Tóm tắt
d = 10000N/m3
h = 1.2m
h1 = 1.2 – 0.4 = 0.8m
Tìm Pđáy ;P1
Giải
Áp suất do cột chất lỏng gây ra tại đáy thùng là
Pđáy = d.h = 10000.1,2 =12000 N/m2
Áp suất do cột chất lỏng gây ra tại một điểm cách đáy thùng 0.4 m P1 = d.h1 = 10000.0,8 =8000 N/m2
Câu10: Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg có ý nghĩa gì ?
Áp suất của khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân có chiều cao 76cm
11. Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương, chiều và độ lớn như thế nào?
Điểm đặt: trên vật.
Phương: thẳng đứng.
Chiều: từ dưới lên
Độ lớn: FA = d.V (V là thể tích vật chiếm chổ(m3), d là trọng lượng riêng của chất lỏng)
Vận dụng: Một vật có thể tích 100cm3 được nhúng ngập chìm trong nước . Hãy xác định lực đẩy của chất lỏng lên vật .Biết trong lượng riêng của chất lỏng d = 10000 N/m3
Tóm tắt
V = 100cm3 = 0.0001m3
d = 10000 N/m3
Tính FA
Giải
Lực đẩy của chất lỏng tác dụng lên vật
FA = d.V = 10000.0,0001 = 1 (N)
12. Điều kiện để một vật chìm xuống, nổi lên, lơ lửng trong chất lỏng.
Chìm xuống: P >FA hoăc dv > dl.
Nỗi lên: P < FA hoặc dv < dl.
Lơ lửng: P =FA hoặc dv = dl.
Trong đó dv là trọng lượng riêng của vật; dl là trọng lượng riêng của chất lỏng.
13. Viết biểu thức tính công cơ học. Giải thích từng đại lượng trong biểu thức ttính công. Đơn vị công.
A = F.s (F: lực tác dụng lên vật; s quãng đường vật đi được theo phương của lực).
Đơn vị công: 1J = 1N.1m
Vận dụng . Một lực sĩ nâng tạ nâng quả tạ nặng 125kg lên cao 70cm. Tính công lực sĩ đã nâng quả tạ
Tóm tắt
m = 125kg
h = 70cm = 0,7m
Tìm A
Giải
Trọng lượng của quả tạ.
P = 10.m = 10.125 = 1250(N)
Công mà lực sĩ thực hiện
A = F.s = P.h = 1250.0,7 = 875(J)
C. TRÒ CHƠI Ô CHỬ
Hàng ngang
9) Tên gọi hai lực cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
Từ hàng dọc
CÔNG CƠ HỌC
HG
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
Time
6)Chuyển động và đứng yên có tính chất này.
5) Tên của lực do chất lỏng tác dụng lên vật khi nhúng vào chất lỏng.
4) Tên một loại máy cơ đơn giản .
3)Hai từ dùng để biểu đạt tính chất của công cơ học
2) Đặc điểm vận tốc của vật khi vật chịu tác dụng của lực cân bằng.
1) Tên một loại vũ khí có hoạt động dựa trên lực đàn hồi .
7) Áp suất tại các điểm cùng nằm trên một mặt nằm ngang có tính chất này.
8) Tên gọi chuyển động của con lắc đồng hồ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thanh Tu
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)