Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học

Chia sẻ bởi Phạm Quốc Lũy | Ngày 29/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô
Kiểm tra bài cũ
Viết biểu thức tính công cơ học. Nêu ý nghĩa từng đại lượng dùng trong công thức. Đơn vị công?
- Biểu thức: A = F . s
Trong đó:
+ F: là độ lớn lực tác dụng
+ s: là độ dài quảng đường di chuyển
+ A: là công
- Đơn vị công: J 1J = 1 N.m
Ngoài ra còn có kJ : 1kJ = 1000 J
ÔN TẬP
Tiết 16 :
1/ Chuyển động cơ học là gì?
Là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác.
A. ÔN TẬP:
2/ Viết công thức tính vận tốc và đơn vị vận tốc?
Đơn vị: m/s, km/h, cm/s …
v =

ÔN TẬP
Tiết 16 :
3/ Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
vtb =
ÔN TẬP
Tiết 16 :
4/ Nêu các yếu tố của lực?
Điểm đặt, phương chiều và cường độ của lực.
- Là hai lực tác dụng lên cùng một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ:
+ Đứng yên khi vật đang đứng yên.
+ Chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động.
5/ Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ như thế nào?
ÔN TẬP
Tiết 16 :
6/ Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào? Viết công thức tính áp suất, đơn vị áp suất?
Phụ thuộc 2 yếu tố: độ lớn của lực tác dụng lên vật và diện tích bề mặt tiếp xúc với vật.
p =
ÔN TẬP
Tiết 16 :
Đơn vị áp suất: N/m2 hay Pa.
7/ Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của lực gì? Lực đó có phương chiều và độ lớn như thế nào? Viết công thức ?
Lực đẩy Ácsimét có phương thẳng đứng, chiều từ dưới hướng lên, độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
FA = V.d
ÔN TẬP
Tiết 16 :
8/ Điều kiện để một vật chìm xuống, nổi lên, lơ lửng trong chất lỏng.
- Vật chìm xuống khi: P > FA hay dv > dl.
- Vật nổi lên khi: P < FA hay dv < dl.
- Vật lơ lửng khi: P = FA hay dv = dl.
ÔN TẬP
Tiết 16 :
9/ Nêu 2 yếu tố để có công cơ học? Công thức tính công và đơn vị công?
Lực tác dụng lên vật và quãng đường vật dịch chuyển:
A = F.s
Đơn vị : J
ÔN TẬP
Tiết 16 :
B. VẬN DỤNG:
1/ Chọn phương án trả lời đúng cho câu sau:
Hai thỏi hình trụ, một bằng nhôm, một bằng đồng có cùng khối lượng treo ở hai đầu cân đòn. Khi nhúng ngập hai quả cân vào trong nước thì đòn cân:
A. nghiêng về bên phải.
B. nghiêng về bên trái.
C. vẫn cân bằng.
D. nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong nước.
Nhôm
Đồng
I. Trả lời câu hỏi
ÔN TẬP
Tiết 16 :
2/ Tìm ví dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.
Dao lưỡi càng mỏng đồng thời càng ấn mạnh lên dao thì vật dễ bị cắt hơn.
3/ Khi vật nổi lên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ácsimét được tính như thế nào?
Khi vật nổi lên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ácsimét được tính bằng trọng lượng của vật đó.
FA = Pvật = V.d
(V : thể tích, d: là trọng lượng riêng của vật)
4. Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào có công cơ học?
a. Cậu bé trèo cây.
b. Em học sinh ngồi học bài.
c. Nước ép lên thành bình đựng.
d. Nước chảy xuống từ đập chắn nước.
II. Bài tập
1) Bài 1:
Một thùng cao 0,8m đựng đầy nước.
a/ Tính áp suất lên đáy thùng và một điểm ở thành cách đáy thùng 0,2m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3.
b/ Nếu nhúng chìm vật vào trong nước ở những độ sâu khác nhau, thì lực đẩy Ácsimét lên vật có bằng nhau không? Vì sao?
Giải
Áp suất của nước lên đáy thùng:
p1 = d.h1 = 10000 . 0,8 = 8000N/m2
Áp suất của nước lên một điểm cách đáy thùng 0,2m:
p2 = d.h2 = 10000 . 0,6 = 6000N/m2

Đáp số: p1 = 8000N/m2
p2 = 6000N/m2
b) Bằng nhau vì lực đẩy Ácsimét chỉ phụ thuộc vào thể tích phần chất lỏng vật chiếm chỗ và trọng lượng riêng của chất lỏng.
Tóm tắt
h1 = 0,8m
d = 10 000N/m3
h = 0,2m
h2=h1–h=0,8–0,2=0,6 m
a/ p1 = ?, p2 = ?
b/ Ở những độ sâu khác nhau FA như thế nào?
2) Bài 2:
Hãy tính công mà học sinh thực hiện được khi đi đều từ tầng một lên tầng hai của ngôi trường. Biết lực nâng của học sinh đó là 450N; độ cao từ tầng một lên nền tầng hai là 4m.
F = 450 N
Giải
Công mà học sinh thực hiện:
A = F. s = 450 . 4 = 1800 J
Đáp số: 1800 J
Tóm tắt
A = ?
s = 4m
1) Nêu lại công thức tính vận tốc của chuyển động đều và chuyển động không đều.
v tb =
Củng cố và luyện tập
v =
2) Nêu công thức tính áp suất gây ra bởi vật rắn.
p =
3) Nêu công thức tính áp suất chất lỏng.
p = d . h
4) Nêu công thức tính độ lớn lực đẩy Ácsimét
FA = d.V
5) Nêu công thức tính công cơ học
A = F.s
Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại tất cả các bài đã học.
- Xem lại các nội dung cần ghi nhớ.
- Xem các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị thi học kì I.

Chân thành cám ơn quý thầy cô



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Quốc Lũy
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)