Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học

Chia sẻ bởi Nguyễn Mai Anh | Ngày 29/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ

1, Viết công thức tính lực đẩy Acsimet, nêu rõ ý nghĩa vật lý của các đại lượng và đơn vị đo trong công thức?
Trả lời:
1, Công thức: FA = d.V
+ FA: Lực đẩy Acsimet, đơn vị đo là Niutơn (N)
+ d: Trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị đo là Niutơn trên mét khối (N/m3)
+ V: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, đơn vị đo
mét khối (m3).
2, Lực đẩy Acsimet có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
2, Lực đẩy Acsimet có phương và chiều như thế nào?
Dạng bài tập 1: Câu hỏi ghép đôi
Bài 1: Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để được câu đúng.
1 + C
2 + E
3 + A
4 + B
Dạng bài tập 2: Chọn ý đúng
1, Một chiếc tàu ngầm đang di chuyển dưới biển, áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 750 000N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 145 200 N/m2 . Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tàu đang lặn sâu xuống.

B. Tàu đang nổi lên từ từ.

C. Tàu đang chuyển động theo phương ngang.

D. Các phát biểu trên đều đúng.
Dạng bài tập 2: Chọn ý đúng
2, Phát biểu nào sau đây về bình thông nhau là không đúng?

A. Bình thông nhau là bình có hai hay nhiều nhánh
thông nhau.
B. Trong bình thông nhau có thể chứa một hoặc nhiều
chất lỏng khác nhau.
C. Nếu bình thông nhau chứa một loại chất lỏng thì chất
lỏng đó luôn chuyển động qua lại giữa các nhánh.
D. Trong bình thông nhau cùng chứa một chất lỏng đứng
yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng
một độ cao.
Dạng bài tập 2: Chọn ý đúng
3, Áp lực là lực ép có phương:

Vuông góc với mặt bị ép.

Thẳng đứng.

Nằm ngang.

Một phương khác.
Dạng bài tập 3:
(vận dụng công thức tính lực đẩy Ac-si-met)
Bài 3
Một hòn bi kim loại, có thể tích 20 cm3 được nhúng chìm trong dầu. Biết trọng lượng riêng của dầu là: 8 000 N/m3. Tính lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên hòn bi?
Tóm tắt
V= 20
= 0,00002
d = 8000
FA = ?
Bài giải
Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên hòn bi là:
Áp dụng công thức: FA = d.V
=> FA = 0,00002 . 8 000 = 0,16 (N)
Đáp số: 0,16 N
Dạng bài tập 3:
Bài 4: Treo một viên đá vào một lực kế, ta đo được trọng lượng của viên đá trong không khí là 3,2 N. Nhúng chìm viên đá vào một cốc nước, ta đo được 1,8 N. Xác định trọng lượng riêng của viên đá. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000
Tóm tắt
P = 3,2 N
P1 = 1,8 N
dn =10 000
dđá = ?
Bài giải
Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên viên đá nhúng ngập trong nước là:
Thể tích của viên đá là:
Từ công thức:

Trọng lượng riêng của đá là:
Từ công thức:




Đáp số: 22857
Dạng bài tập 4:
Bài tập tự luận

Bài 5
Vì sao khi xuống một giếng khoan sâu không có nước ta vẫn thấy bị tức ngực ?
Trả lời:
Ta biết càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm và càng xuống sâu thì áp suất khí quyển càng tăng.
Chính vì vậy khi xuống giếng khoan sâu không có nước ta vẫn thấy bị tức ngực
Phần thưởng
của bạn là điểm 10 nếu bạn trả lời đúng câu hỏi sau:
Dạng bài tập 2: Chọn ý đúng
Hình vẽ sau vẽ các viên gạch có khối lượng, hình dạng và thể tích như nhau, trường hợp nào áp suất tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất?
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Nếu bạn trả lời đúng câu hỏi sau
Phần thưởng của bạn là điểm 8
Dạng bài tập 2: Chọn ý đúng
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
(2) Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nghiêng. Hình nào sau đây biểu diễn đúng áp lực F tác dụng lên mặt phẳng nghiêng?
Phần thưởng dành cho bạn là
những ngôi sao ước mơ
Chúc bạn học tập tốt
Hướng dẫn về nhà

1, Ôn lại các bài đã học từ bài 7 đến bài 10.
2, Em hãy tìm hiểu xem tại sao tàu ngầm có thể chìm xuống hoặc nổi lên theo ý muốn.
Tạm biệt các thầy giáo, cô giáo!
Thân ái chào các em học sinh!
Chúc các em chăm ngoan, học giỏi
GV: Nguyễn Mai Anh
Trường THCS Mai Sao-Chi Lăng-Lạng Sơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mai Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)