Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Sáu | Ngày 29/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ:
Áp lực là gì? Viết cộng thức tính áp suất? Nêu đơn vị của áp suất?
Bài tập:Hãy chọn phương án đúng nhất để làm giảm áp suất.
A. Tăng áp lực và làm giảm diện tích bị ép.
B. Giảm áp lực và tăng diện tích mặt ép
C. Tăng áp lực và giữ nguyên diện tích mặt ép
D. Tăng áp lực và tăng diện tích mặt bị ép.
Đáp án: B
Cơ học
Chuyển động cơ học
Vận tốc
Chuyển động đều- chuyển động không đều
Biễu diễn lực
Sự cân bằng lực – quán tính
Lực ma sát
Áp suất
Câu hỏi thảo luận:
Nhóm 1: Chuyển động cơ học là gì?Chuyển động hay đứng yên là có tính tương đối và phụ thuộc vào yếu tố nào? Nêu các loại chuyển động thường gặp
Nhóm 2:Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì? Nêu công thức tính vận tốc?
Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên quãng đường?
Nhóm 3: Hãy nêu cách biễu diễn vec tơ lực? Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ như thế nào?Một vật đang chuyển động nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ chuyển động như thế nào?
Nhóm 4: Lực ma sát trượt, lực ma sát lăn sinh ra khi nào? So sánh cường độ của lực ma sát trượt và ma sát lăn?
Áp lực là gì? Công thức tính áp suất? Đơn vị đo áp suất?
Chuyển động cơ học
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong
Vận tốc
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài của đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc: v = s/ t
Chuyển động đều và chuyển động không đều
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.
Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên một quãng đường là :
Vtb = s/t
Biểu diễn lực
Lực là đại lượng vec tơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương , chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
Hai lực cân bằng
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
Lực ma sát
Lực ma sát trượt sinh ra khi vật này trượt trên bề mặt của vật khác
Lực ma sát lăn sinh ra khi vật này lăn trên bề mặt của vật khác
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác
Lực ma sát trượt có cường độ lớn hơn cường độ của lực ma sát lăn
Áp suất
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
Áp suất được tính bằng công thức: p = F/S
Đơn vị của áp suất là Pa; 1 Pa = 1N/m2
Bài tập trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời em cho là đúng nhất?
Câu 1: Một người lái xe máy trên đường. Hãy chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau:
Xe máy đang đứng yên so với người lái xe.
Xe máy đang chuyển động so với người lái xe.
Người lái xe đang đứng yên so với mặt đường
Người lái xe đang chuyển động so với chiếc xe
Câu 2: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?
A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.
B. Chuyển động của em học sinh khi đi từ nhà đến trường.
C. Chuyển động của một viên bi lăn trên máng nghiêng
D. Cả ba chuyển động trên
Câu 3: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang bên trái, chứng tỏ xe:
A.Đột ngột giảm vận tốc
B. Đột ngột tăng vận tốc
C. Đột ngột rẽ sang trái
C. Đột ngột rẽ sang phải
Câu 4: Cách làm nào sau đây làm giảm lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của của bề mặt tiếp xúc.
B. Tăng lực ép trên mặt tiếp xúc
C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Câu 5: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
A. Người đứng cả hai chân
B. Người đứng co một chân và tay cầm quả tạ 3 kg
C. Người đứng cả hai chân nhưng người cúi gập xuống
D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ 3kg
Bài tập:
Bài 1:
Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi quãng đường 400m hết 1 phút, người thứ 2 đi quãng đường 5 km hết 0,5 giờ.
a/ Người nào đi nhanh hơn?
b/ Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 ph, hai người cách nhau bao nhiêu km?
Bài 2: Một xe ô tô đi đoạn đường thứ nhất dài 2 km với vận tốc 36 km/h trên đoạn đường thứ hai dài 10 km với vận tốc 20 m/s và tiếp đoạn đường thứ ba dài 5 km với vận tốc 40 km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên toàn bộ quãng đường đi?
Bài tập 2:
Đặt một bao gạo 60 kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm2. Tính áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Sáu
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)