Bài 18. Bàn về đọc sách

Chia sẻ bởi Trần An Dung | Ngày 08/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Bàn về đọc sách thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Võ Ngọc Bình - Lớp K31A, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Xuân Hoà, Vĩnh Phúc
Bàn về đọc sách
Câu 1:
Tác giả văn bản "Bàn về đọc sách và tác giả văn bản "Cố hương" cùng giống nhau ở điểm nào?
Cùng là nhà văn hiện thực
Cùng quê hương xứ sở
Cùng viết về một đề tài
Cùng thành công ở một thể loại
Câu 2:
Văn bản bàn về đọc sách được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Tự sự
Thuyết minh
Biểu cảm
Lập luận
Câu 3:
Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung chính của văn bản?
Những khó khăn và nguy hại trong việc đọc sách trong tình hình hiện nay
Ý nghĩa và tầm quan trọng của sách
Phương pháp lựa chọn sách và đọc sách
Tầm quan trọng của sách và phương pháp đọc sách
Câu 4:
Sách cũ trong câu "Sách cũ trăm lần xem không chán - thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay" được hiểu như thế nào?
Sách đã đọc nhiều lần
Sách đã xuất bản từ rất lâu
Sách được mua ở hiệu bán sách cũ
Sách có giá trị
Câu 5:
Câu thơ dẫn trên khuyên ta điều gì khi đọc sách?
Khi đọc cần suy nghĩ để hiểu hết những điều sách nói
Chỉ cần đọc sách cũ
Chọn sách có giá trị
Đọc đi, đọc lại nhiều lần một quyển sách
Câu 6:
Cụm từ "Cưỡi ngựa qua chợ" trong câu "Đọc sách vốn có ích cho riêng mình ... tay không mà về" đồng nghĩa với thành ngữ nào sau đây?
Đánh trống qua cửa nhà sấm
Múa rìu qua mắt thợ
Cưỡi ngựa xem hoa
Vụng tay hay mắt
Câu 7:
Mối quan hệ về ý nghĩa giữa hai câu trong đoạn văn trích (câu 6) là gì?
Hai câu bình đẳng với nhau về ý nghĩa
Câu 1 phụ thuộc câu 2
Hai vế câu không có quan hệ gì
Câu 2 giải thích, chứng minh cho ý nêu ở câu 1
Câu 8:
Theo tác giả, khi lựa chọn sách đọc "không" nên làm gì?
Chọn tinh, đọc kĩ
Đọc kĩ những sách thuộc lĩnh vực chuyên sâu
Tận dụng thời gian, đọc nhiều loại sách có ích
Không cần đọc sách thường thức và sách ở lĩnh vực gần với chuyên môn của mình
Câu 9:
Yếu tố nào "không" góp phần tạo nên sự thuyết phục, hấp dẫn của văn bản?
Ý kiến đúng đắn, xác đáng, sâu sắc, cách trình bày thấu tình, đạt lí
Bố cục chặt chẽ, hợp lí; cách dẫn dắt tự nhiên
Ngôn ngữ chau chuốt, điêu luyện mang tính hùng biện
Cách viết giàu hình ảnh, giọng trò chuyện, chia sẻ, tâm tình
Câu 10:
So sánh hai câu văn sau: Câu 1: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Câu 2. Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn
Trả lời: - Nội dung câu 1 ||giống|| với nội dung câu 2 - Ngữ pháp: câu 1 là kiểu ||câu ghép|| câu 2 là kiểu ||câu đơn|| - Giá trị biểu cảm: ||Câu 1|| có giá trị ||thuyết phục|| cao hơn bởi các ý của ||câu 1|| được đặt trong mối quan hệ ||đa chiều||
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần An Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)