Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát
Chia sẻ bởi Phạm Duy Hiển |
Ngày 22/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN VẬT LÝ LỚP 7
SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Người thực hiện : Phạm Duy Hiển
Trường THCS Lạc Long Quân – TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk
Mục tiêu
Làm cho học sinh nắm được khái niệm vật nhiễm điện hay vật mang điện tích và một số tính chất của vật nhiễm điện
Học sinh biết tạo ra một vật nhiễm điện
Học sinh biết vận dụng bài học để giải thích một số hiện tượng liên quan đến vật nhiễm điện trong đời sống và kĩ thuật
CHUẨN BỊ CHO MỖI NHÓM
Thước nhựa , đũa thuỷ tinh , giấy vụn , vụn nilông , quả cầu xốp treo trên giá , bút thử điện , tấm phim nhựa
Mỗi nhóm kẻ một bảng như hình trang 48 ( SGK)
Bài học tổ chức học theo nhóm
Giới thiệu về bài giảng
Giáo viên kể một câu chuyện về nhà vua mua cho công chúa một con thoi dệt vải bằng nhựa hổ phách rất đẹp . Nhưng mỗi lần công chúa dệt vải bằng con thoi đó thì bụi vải bám vào nhiều hơn so với khi sử dụng con thoi khác để dệt vải ?
Tại sao con thoi bằng hổ phách thì bụi vải bám vào nhiều hơn ?
Em nào hãy nêu một ví dụ tương tự trong thực tế
SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Khi làm thí nghiệm theo như nội dung SGK , các nhóm lần lượt ghi kết quả của mình vào bảng kết quả của mỗi nhóm .
Thí nghiệm 1 :
Hỏi : Khi chưa cọ xát thước nhựa có hút giấy vụn không ? Khi đặt thước lên giấy vụn , giấy vụn có bám vào thước không ?
Trả lời : Thước nhựa không hút giấy vụn , giấy vụn không bám vào thước
Làm thí nghiệm khi cọ xát thước nhựa
Cọ xát thước nhựa vào miếng vải khô , đặt thước nhựa trên giấy vụn ( chỉ đặt gần và không được lên giấy vụn ) có hiện tượng gì xảy ra ?
Thước nhựa hút giấy vụn
Trong trường hợp này thước nhựa đã thay đổi thế nào ?
Không giống thước nhựa ban đầu ,mà nó có khả năng hút các vật khác
Làm các thí nghiệm với các vật khác nhau
Dùng thước nhựa đã cọ xát thử với nilông và quả cầu xốp
Thay thước nhựa bằng đũa thuỷ tinh , cho lại gần giấy vụn , vụn nilông , quả cầu xốp
Hoc sinh quan sát các hiện tượng và ghi vào phiếu kết quả .
So sánh kết quả thí nghiệm
Đánh giá kết quả của các nhóm
Từ kết quả các thí nghiệm em rút ra kết luận gì về tính chất của các vật sau khi bị cọ xát ?
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác
Thước nhựa sau khi cọ xát có hút được viên phấn không ? Vì sao ?
Lực hút nhỏ hơn trọng lượng của viên phấn .
Các vật sau khi cọ xát có tính chất như trên trong các kết luận trên được gọi là vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích
Thí nghiệm 2
Hướng dẫn học sinh làm như SGK
Vật sau khi bị cọ xát còn có tính chất nào nữa ?
Vật sau khi bị cọ xát có khả năng phát sáng bóng đèn bút thử điện
Muốn làm cho một vật bị nhiễm điện ta làm thế nào ?
Cọ xát vật đó
Qua nội dung đã biết em rút ra kết luận nào về các vật sau khi bị xọ xát ?
Kết luận
Có thể làm nhễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
Vật bị nhiễm điện ( vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hoặc làm phát sáng bút thử điện
Vận dụng
C1 : Lược nhựa cọ xát vào tóc nên bị nhiễm điện , cho nên lược nhựa hút các sợi tóc , làm cho sợi tóc kéo thẳng ra
C2 : Khi quạt quay , cánh quạt cọ xát với không khí , nên bị nhiễm điện và hút các hạt bụi trong không khí . Ở mép quạt dích nhiều hạt bụi ví mép quạt cọ xát nhiều nên nhiễm điện nhiều
C3 : sau khi thì mặt gương , kính hay màn hinh ti vi bị nhiễm điện nên hút các bụi vải
SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Người thực hiện : Phạm Duy Hiển
Trường THCS Lạc Long Quân – TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk
Mục tiêu
Làm cho học sinh nắm được khái niệm vật nhiễm điện hay vật mang điện tích và một số tính chất của vật nhiễm điện
Học sinh biết tạo ra một vật nhiễm điện
Học sinh biết vận dụng bài học để giải thích một số hiện tượng liên quan đến vật nhiễm điện trong đời sống và kĩ thuật
CHUẨN BỊ CHO MỖI NHÓM
Thước nhựa , đũa thuỷ tinh , giấy vụn , vụn nilông , quả cầu xốp treo trên giá , bút thử điện , tấm phim nhựa
Mỗi nhóm kẻ một bảng như hình trang 48 ( SGK)
Bài học tổ chức học theo nhóm
Giới thiệu về bài giảng
Giáo viên kể một câu chuyện về nhà vua mua cho công chúa một con thoi dệt vải bằng nhựa hổ phách rất đẹp . Nhưng mỗi lần công chúa dệt vải bằng con thoi đó thì bụi vải bám vào nhiều hơn so với khi sử dụng con thoi khác để dệt vải ?
Tại sao con thoi bằng hổ phách thì bụi vải bám vào nhiều hơn ?
Em nào hãy nêu một ví dụ tương tự trong thực tế
SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Khi làm thí nghiệm theo như nội dung SGK , các nhóm lần lượt ghi kết quả của mình vào bảng kết quả của mỗi nhóm .
Thí nghiệm 1 :
Hỏi : Khi chưa cọ xát thước nhựa có hút giấy vụn không ? Khi đặt thước lên giấy vụn , giấy vụn có bám vào thước không ?
Trả lời : Thước nhựa không hút giấy vụn , giấy vụn không bám vào thước
Làm thí nghiệm khi cọ xát thước nhựa
Cọ xát thước nhựa vào miếng vải khô , đặt thước nhựa trên giấy vụn ( chỉ đặt gần và không được lên giấy vụn ) có hiện tượng gì xảy ra ?
Thước nhựa hút giấy vụn
Trong trường hợp này thước nhựa đã thay đổi thế nào ?
Không giống thước nhựa ban đầu ,mà nó có khả năng hút các vật khác
Làm các thí nghiệm với các vật khác nhau
Dùng thước nhựa đã cọ xát thử với nilông và quả cầu xốp
Thay thước nhựa bằng đũa thuỷ tinh , cho lại gần giấy vụn , vụn nilông , quả cầu xốp
Hoc sinh quan sát các hiện tượng và ghi vào phiếu kết quả .
So sánh kết quả thí nghiệm
Đánh giá kết quả của các nhóm
Từ kết quả các thí nghiệm em rút ra kết luận gì về tính chất của các vật sau khi bị cọ xát ?
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác
Thước nhựa sau khi cọ xát có hút được viên phấn không ? Vì sao ?
Lực hút nhỏ hơn trọng lượng của viên phấn .
Các vật sau khi cọ xát có tính chất như trên trong các kết luận trên được gọi là vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích
Thí nghiệm 2
Hướng dẫn học sinh làm như SGK
Vật sau khi bị cọ xát còn có tính chất nào nữa ?
Vật sau khi bị cọ xát có khả năng phát sáng bóng đèn bút thử điện
Muốn làm cho một vật bị nhiễm điện ta làm thế nào ?
Cọ xát vật đó
Qua nội dung đã biết em rút ra kết luận nào về các vật sau khi bị xọ xát ?
Kết luận
Có thể làm nhễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
Vật bị nhiễm điện ( vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hoặc làm phát sáng bút thử điện
Vận dụng
C1 : Lược nhựa cọ xát vào tóc nên bị nhiễm điện , cho nên lược nhựa hút các sợi tóc , làm cho sợi tóc kéo thẳng ra
C2 : Khi quạt quay , cánh quạt cọ xát với không khí , nên bị nhiễm điện và hút các hạt bụi trong không khí . Ở mép quạt dích nhiều hạt bụi ví mép quạt cọ xát nhiều nên nhiễm điện nhiều
C3 : sau khi thì mặt gương , kính hay màn hinh ti vi bị nhiễm điện nên hút các bụi vải
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Duy Hiển
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)