Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Toàn | Ngày 30/04/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Giáo viên thực hiện:
Huỳnh Thị Toàn
KÍNH CHÀO QÚY THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. TAM KỲ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
* Kiểm tra bài cũ:
Viết các phương trình hóa học xảy ra giữa các cặp chất sau đây:
a. Kẽm + axit sunfuric loãng.
b. Đồng + dung dịch bạc nitrat.
c. Natri + Lưu huỳnh
d. Canxi + Clo.
e. Nhôm + Oxi.
* Đáp án:
a. Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
b. Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag
c. 2Na + S Na2S
d. Ca + Cl2 CaCl2
e. 4Al + 3O2 2Al2O3


Tiết 23:

DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
1. Thí nghiệm 1
2. Thí nghiệm 2
3. Thí nghiệm 3
4. Thí nghiệm 4
I. Dãy họat động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào?
1.Thí nghiệm 1:
- Cho đinh sắt sạch vào ống nghiệm (1) chứa 1ml dung dịch CuSO4 .
+ Quan sát hiện tượng?
+ Viết PTHH của phản ứng?
PTHH:
Fe(r) + CuSO4(dd) FeSO4(dd) + Cu(r)
Cu(r) + FeSO4(dd)
* Sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng, ta xếp Fe, Cu.

2. Thí nghiệm 2
Cho mẫu dây đồng vào ống nghiệm (2) đựng 1ml dung dịch AgNO3.
+ Quan sát hiện tượng
+ Viết PTHH của phản ứng
PTHH:
Cu(r) + 2AgNO3(dd)  Cu(NO3)2(dd) + 2Ag(r)
Ag(r) + CuSO4(dd)
* Đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc, ta xếp Cu, Ag
3. Thí nghiệm 3
- Cho 1ml dung dịch HCl vào ống nghiệm (3) có sẵn lá đồng nhỏ và ống nghiệm (4) có sẵn chiếc đinh sắt :
+ Quan sát hiện tượng
+ Viết PTHH của phản ứng
PTHH:
Fe(r) + 2HCl(dd)  FeCl2(dd) + H2(k)
Cu(r) + HCl(dd)
* Ta xếp Fe, H, Cu.
4. Thí nghiệm 4
- Cho mẫu natri và đinh sắt vào 2 cốc (1) và (2) riêng biệt đựng nước cất có thêm giấy phênolphtalêin.
+ Quan sát hiện tượng
+ Viết PTHH của phản ứng
PTHH:
2Na(r) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2(k)
Fe(r) + H2O(l)
* Natri hoạt động hóa học mạnh hơn sắt, ta xếp Na, Fe.
* Kết luận:
- Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au
II.Dãy hoạt động hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:
1. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
2. Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2.
3. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit ( HCl, H2SO4 loãng… ) giải phóng khí H2.
4. Kim loại đứng trước ( trừ Na, K …) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
* Bài tập củng cố:
Cho các kim loại: Mg, Cu, Fe, Ag. Kim loại nào tác dụng được với:
a. Dung dịch HCl?
b. Dung dịch FeCl2?
c. Dung dịch Cu(NO3)2?
Viết các PTHH xảy ra?
* Đáp án:
- Những kim loại tác dụng được với:
a.Dung dịch HCl: Mg, Fe.
PTHH: Mg + 2HCl  MgCl2 + H2.
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2.
b. Dung dịch FeCl2: Mg.
PTHH: Mg + FeCl2  Fe + MgCl2 .
c. Dung dịch Cu(NO3)2: Mg, Fe.
PTHH: Mg + Cu(NO3)2  Mg(NO3)2 + Cu.
Fe + Cu(NO3)2  Fe(NO3)2 + Cu.
Hướng dẫn về nhà:
1. Nắm vững dãy hoạt đông hóa học của kim loại và ý nghĩa.
2. Làm các bài tập 1,2,3,4,5 Sgk trang 54 ( bài tập 5 dành cho học sinh khá giỏi).
3. Từ kiến thức thực tế, cho biết nhôm có những tính chất vật lí gì?
4. Xác định vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hóa học của kim loại và dựa vào tính chất hóa học của kim loại  Dự đoán nhôm có những tính chất hóa học nào. Viết PTPƯ minh họa.
Thân ái chào tạm biệt!
Bài học hôm nay đến đây là kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Toàn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)