Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại

Chia sẻ bởi Trương Thị Nguyệt Thu | Ngày 29/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC.
TRƯỜNGTRUNG HỌC CƠ SỞ LÝ TỰ TRỌNG
TỔ HOÁ SINH - TD - CN

MÔN:HOÁ HỌC
Lớp: 9
GV thực hiện: Trương Thị Nguyệt Thu
Kiểm tra bài cũ: Hãy hoàn thành sơ đồ phản ứng sau
1/ … + H2SO4 --- > FeSO4 + H2
2/ Mg + …….. --- > Mg(NO3)2 + Ag
3/ Zn + CuSO4 --- > ……….. + Cu

Đáp án:
1/ Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
2/ Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2 Ag
3/ Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Thí nghiệm 1:
*Cách tiến hành: Lấy 2 ống nghiệm,cho đinh sắt vào 2 ml dd CuSO4 ở ống 1và cho mẫu dây đồng vào 2ml dd FeSO4 ở ống nghiệm 2.
*Hiện tượng: Ở ống (1) có chất rắn màu đỏ
bám ngoài đinh sắt.Ở ống (2) không có hiện tượng gì ?
(1) (2)
*Nhận xét: Ống(1)Fe đẩy Cu ra khỏi dd muối đồng.
Fe( r ) + CuSO4 (dd) → FeSO4(dd) + Cu( r )
Ống (2) Cu không đẩy được Fe ra khỏi dd muối sắt
*Kết luận: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu.
Fe
Cu
Thí nghiệm 2:
*Cách tiến hành: Lấy 2 ống nghiệm,cho mẫu dây đồng vào 2 ml dd AgNO3 ở ống nghiệm (1) và cho mẫu dây bạc vào 2 ml dd CuSO4 ở ống nghiệm (2).
*Hiện tượng: Ống (1)có chất rắn màu xám bám
vào dây đồng,ở ống (2) không có hiện tượng gì.
(1) (2)
*Nhận xét: Cu đẩy được Ag ra khỏi dd muối.
Cu( r ) + 2 AgNO3 (dd) → Cu(NO3)2 (dd) + Ag( r)
Ag không đẩy được Cu ra khỏi d d muối.
*Kết luận:Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag.
Cu
Ag
*Thí nghiệm 3:
*Cách tiến hành: Lấy 2 ống nghiệm,cho đinh sắt vào 2ml dd HCl ở ống nghiệm (1) và cho lá đồng nhỏ vào 2ml dd HCl ở ống nghiệm (2).
*Hiện tượng: Ống (1) có nhiều bọt khí thoát ra.
Ống (2) không có hiện tượng gì.
*Nhận xét: Fe đẩy được H ra khỏi dd axit.
Fe (r ) + 2 HCl (dd) → FeCl2( dd) + H2 (k)
Cu không đẩy được H.
(1) (2)
*Kết luận: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn H và H hoạt động hóa học mạnh hơn Cu.
Fe
Cu
H
*Thí nghiệm 4:
*Cách tiến hành: Cho mẫu Natri và đinh sắt vào cốc (1) và cốc (2) riêng biệt đựng nước cất có thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein.
*Hiện tượng: Cốc (1) mẫu Na nóng chảy thành giọt tròn chạy trên mặt nước và tan dần,dd có màu đỏ.Ở cốc (2) không có hiện tượng gì.
*Nhận xét: Cốc(1),Na phản ứng với H2O sinh ra dd bazơ nên làm cho dd phenolphtalein không màu chuyển sang màu đỏ.
2 Na (r ) + 2H2O (l) → 2NaOH (dd) + H2 ( k)
*Kết luận: Na hoạt động hóa học mạnh hơn Fe.
Na
Fe
I.Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào ?
Mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần.
Na
K
Al
Fe
Pb
Au
Cu
Mg
Zn
Ag
H
Bài tập:
1.Các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần ?
A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.
B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
D. Mg, K, Cu, Al, Fe, Zn.
I.Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào ?
II.Dãy hoạt động hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào ?
K Na Mg Al Zn Fe Pb H Cu Ag Au.
Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần.
Tác dụng với nước ở điều kiện nhiệt độ thường
Đẩy H ra khỏi dung dịch axit.
Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
Bài tập: Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có)giữa các cặp chất sau:
a/ Al và H2SO4 b/ Fe và MgSO4 c/ K và H2O
Đáp án:
a/ 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2

c/ 2K + 2H2O 2KOH + H2
Bài tập: Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn tác dụng với H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
a/ Viết phương trình hóa học.
b/ Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp đầu.
Đáp án:
a/ PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
0,1mol 0,1 mol

b/ nH = = 0,1 (mol)

nZn = nH = 0,1(mol )

mZn = n.M = 0,1. 65 = 6,5(g)
mCu = mhh - mZn = 10,5 – 6,5 = 4(g)
2
2,24
22,4
2
DẶN DÒ
-Học bài cũ.
-Làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK trang 54 SGK
-Xem bài mới:Nhôm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Nguyệt Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)