Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Định | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô tham dự tiết học
Tiết 21. BÀI 17. CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI (tiếp theo)
III. VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA YÊN BÁI (1930)
Việt Nam Quốc dân đảng
Nguyễn Thái Học
(1904-1930)
Nguyễn Khắc Nhu
(1882-1930)
Phó Đức Chính
(1907-1930)
Cờ Việt Nam Quốc dân đảng
Lực lượng của Việt Nam Quốc dân đảng
Tư liệu lịch sử:
Ngày 9/2/1929 (29 Tết), tên trùm mộ phu cho đồn điền cao su là Ba-danh (Bazin) nổi tiếng độc ác bị đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng hạ sát. Bọn thực dân Pháp tổ chức bắt bớ, càn quét khắp nơi. Cơ sở Đảng bị phá vỡ, gần 1000 người bị bắt, 80 người bị xử án tù. Hầu hết cán bộ từ trung ương đến địa phương đều sa lưới giặc. Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu trốn thoát. Hai ông cho rằng phải tập hợp lực lượng ngay để làm một cuộc bạo động.
Hình 29. Lược đồ khởi nghĩa Yên Bái
Hình ảnh xử tử các chiến sỹ Việt Nam Quốc dân đảng
“…Ngày 17/6/1930, Nguyễn Thái Học và 12 người nữa bị xử tử ở Yên Bái….
Người thứ 12 bước lên máy chém là Phó Đức Chính, trước khi lưỡi đao phập xuống cổ mình, ông đã kịp hô lớn “Việt Nam vạn tuế”.
Nguyễn Thái Học là người bước lên máy chém cuối cùng sau khi chứng kiến 12 chiến sỹ ngã xuống, trước khi chết ông vẫn ung dung ngâm mấy câu thơ bằng tiếng Pháp (tạm dịch qua tiếng Việt):
Chết vì Tổ quốc cái chết vinh quang
Lòng ta sung sướng trí ta nhẹ nhàng.
Phóng viên tờ Pari buổi chiều đã viết: “Trong đời phóng viên, tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh hào hùng như thế. Những tiếng hô của họ khiến tôi có niềm tin gần như mê tín về chủ nghĩa ái quốc của họ”.
(Theo: Phan Duy Kha, Lã Duy Lan,
Nhìn lại lịch sử, NXB Văn hóa Thông tin, H, 2003, tr.186)
Tư liệu lịch sử
Nhà thơ cộng sản Pháp Louis Aragon viết về khởi nghĩa Yên Bái: “Đây là điều nhắc nhở ta rằng
Không thể bịt miệng một dân tộc
Mà người ta không thể khuất phục
Bằng lưỡi kiếm của đao phủ”.
Bia tưởng niệm các chiến sỹ tham gia khởi nghĩa Yên Bái (1930)
Nguyên nhân thất bại
- Khách quan: TDP còn mạnh, đủ sức đàn áp cuộc khởi nghĩa vừa đơn độc vừa non kém như khởi nghĩa Yên Bái.
- Chủ quan:
+ Việt Nam Quốc dân đảng vừa non yếu lại không vững chắc về tổ chức và lãnh đạo.
+ Lực lượng chủ yếu là binh lính, thiếu cơ sở trong quần chúng nhân dân.
+ Vũ khí thô sơ, lạc hậu so với Pháp.
+ Việc kết nạp đảng viên lỏng lẻo để bọn mật thám Pháp chui vào đảng, phá đảng từ bên trong nên kế hoạch khởi nghĩa bị lộ và thất bại nhanh chóng.


CÂU HỎI THẢO LUẬN
Tổ chức đảng phải chặt chẽ, việc kết nạp đảng viên phải cẩn thận.
Xây dựng lực lượng vững mạnh, tạo được sự đoàn kết,sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
Biết kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
Xây dựng lực lượng, chờ thời cơ.
Kế hoạch khởi nghĩa phải hết sức bí mật.
Từ thất bại của khởi nghĩa Yên Bái có thể rút ra những bài học gì?

IV. BA TỔ CHỨC CỘNG SẢN NỐI TIẾP NHAU RA ĐỜI
Nhà số 5D phố Hàm Long, Hà Nội nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tháng 3-1929
Nguyễn Đức Cảnh (1908 – 1932), người Thái Thụy - Thái Bình, từng học trường Thành Chung tại Nam Định, sau về dạy học tại Bạch Mai. Ông tham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, sau khóa huấn luyện tại Quảng Châu 1927, ông về nước tham gia thành lập chi bộ công sản đầu tiên, tham gia thành lập Đông Dương cộng sản Đảng ở số nhà 312 phố Khâm Thiên. Tháng 4/1931, Nguyễn Đức Cảnh bị Pháp bắt tại Vinh, giam ở nhà tù Hỏa Lò, sau bị xử tử tại nhà lao Hải Phòng 1932.
Ngô Gia Tự (1908 – 1935)
Đ/c Trần Văn Cung (1909 -1977)
Bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên
Đ/c Trịnh Đình Cửu
(1906 -1990)
Đ/c Đỗ Ngọc Du
(1907 -1936)
17-6-1929, Đông Dương cộng sản đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.
9-1929, Đông Dương cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.
8-1929, An Nam cộng sản đảng được thành lập ở Nam Kỳ.
“…Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào nửa sau 1929 khẳng định bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ hệ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc. Sự kiện đó cũng chỉ ra rằng những điều kiện để thành lập đảng cộng sản đã hoàn toàn chín muồi trong phạm vi cả nước…”.

Theo: Đinh Xuân Lâm (chủ biên)
Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB GD, HN, 1998, tập II.
Bài tập
Chi bộ cộng sản đầu tiên thành lập.
Đông Dương cộng sản đảng thành lập ở Bắc Kỳ.
An Nam cộng sản đảng thành lập ở Nam Kỳ.
Đông Dương cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Điền sự kiện thích hợp vào các mốc thời gian sau:
Bài tập
Chọn câu trả lời đúng:
1. Tháng 12 -1927, lực lượng thanh niên yêu nước nhưng chưa có đường lối chính trị rõ rệt ở Bắc Kỳ đã thành lập tổ chức chính trị nào?
Hội Phục Việt.
C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
2. Tân Việt Cách mạng đảng ra đời (7-1928) là tổ chức chính trị của lực lượng yêu nước nào ở Việt Nam?
Tư sản dân tộc Việt Nam.
C. Trí thức trẻ và thanh niên
tiểu tư sản yêu nước.
D. Của cả ba lực lượng trên.
3. Tại sao trong một thời gian ngắn trong năm 1929, ba tổ chức cộng sản lại nối tiếp nhau ra đời?
Vì sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ, đặc biệt là phong trào công. nông theo con đường cách mạng vô sản đã phát triển mạnh mẽ.
Do lực lượng của thực dân và phong kiến suy yếu.
Do Quốc tế cộng sản đề nghị.
Do lực lượng vô sản muốn nhanh chóng giành lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
C
A
B. Tân Việt cách mạng đảng.
D .Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Giai cấp công nhân Việt Nam.
CÔNG VIỆC VỀ NHÀ
* Làm BT 1 Sgk. Tr 68.
* Chuẩn bị bài mới: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Nội dung hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Định
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)