Bài 16. Tổng kết chương 2: Âm học
Chia sẻ bởi Nguyễn Phương Yến Nhi |
Ngày 17/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Tổng kết chương 2: Âm học thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP CHƯƠNG 2 – ÂM HỌC
I/ Tóm tắt kiến thức:
1) Nguồn âm:
- Các vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Các nguồn âm đều dao động.
- Khi gãy đàn ghi-ta: Dây đàn dao động. - Khi thổi sáo: cột khí trong ống sáo dao động. - Khi thổi vào ống nghiệm: cột không khí trong ống nghiệm dao động. - Khi ta nói: dây âm thanh dao động. (Vì khi ta nói không khí từ phổi lên khí quản, qua thanh quản đủ mạnh và nhanh làm các dây âm thanh dao động). - Khi gõ trống: mặt trống dao động. - Khi chơi đàn bầu: dây đàn và bầu đàn phát ra âm thanh.
2) Độ cao của âm (Tần số)
- Tần số ( f ): số dao động trong 1 giây. Đơn vị: héc (Hz)
f : tần số N: số dao động trong thời gian t
t : thời gian thực hiện số dao động (giây)
- Dao động càng nhanh ( Tần số dao động càng lớn ( Âm phát ra càng cao (âm bổng) Dao động càng chậm ( Tần số dao động càng nhỏ ( Âm phát ra càng thấp (âm trầm)nhỏ hơn 20 Hz
20 Hz – 20.000 Hz
lớn hơn 20.000 Hz
Hạ âm
Vd: Rắn(nghe bằng bụng) Cá voi; Hươu cao cổ; Voi
Người bình thường nghe được
Siêu âm
Vd: Chó; dơi; bướm đêm
(bướm hổ); bọ ngựa
3) Độ to của âm (Biên độ):
- Dao động càng mạnh ( Biên độ dao động càng lớn ( Âm phát ra càng to. Dao động càng yếu ( Biên độ dao động càng nhỏ ( Âm phát ra càng nhỏ.
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB). + Tiếng nói chuyện bình thường: 40 dB + Ngưỡng đau tai: 130 dB
4) Môi trường truyền âm:
- Âm thanh truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí. - Âm thanh không truyền được trong chân không. - Vận tốc truyền âm: Vrắn > Vlỏng > Vkhí
VD: Thép (6100 m/s) > nước (1500 m/s) > không khí ( 340 m/s)
5) Phản xạ âm – Tiếng vang:
- Âm dội lại khi gặp mặt chắn là âm phản xạ. - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra ít nhất 1/15 giây. + Vật phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém): phẳng, nhẵn, cứng. VD: gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch,…
+ Vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt): ghồ ghề, xốp, mềm. VD: xốp, bông, len, mút, cao su xốp, nhung, dạ…
- Ứng dụng phản xạ âm: + Về địa lý: nhà địa chất thăm dò địa chất; nhà hải dương học xác định độ sâu của biển;... + Động vật: dơi sử dụng phản xạ âm để tránh chướng ngại vật khi bay. + Trong các phòng họp, hòa nhạc, thu thanh: treo các rèm nhung, dạ để giảm tiếng vang.
6) Chống ô nhiễm tiếng ồn: 3 cách:
- Tác động vào nguồn âm. Ví dụ: treo các biển cấm như “Cấm bóp còi”, “Cấm họp chợ” tại những nơi gần bện viện, trường học.
- Phân tán âm trên đường truyền. Ví dụ: trồng nhiều cây xanh để âm thanh truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.
- Ngăn không cho âm truyền đến tai. Ví dụ: xây dựng các bức tường cách âm; làm tường nhà dày bằng xốp, phủ dạ, phủ nhung,…. để ngăn bớt âm truyền qua chúng; xây các bức tường bê tông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc.
* Một số vật liệu dùng để ngăn chặn âm, làm âm truyền qua ít: tường gạch, trần bê tông, vách gỗ,… * Một số vật liệu phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém) dùng để cách âm: Kính, mặt đá hoa,…
II/ BÀI TẬP:
Câu 1: Tại sao khi gió lùa qua khe cửa hẹp thì có tiếng phát ra?
Câu 2: Khi đi qua một đường dây điện ta nghe tiếng ù ù. Đó có phải là âm phát ra do dòng điện chạy trong dây dao động phát ra không?
Câu 3: Tại sao khi để ấm nước trên cao rót vào cốc thì nghe âm thanh phát ra, còn để ấm dưới sát bề mặt cốc thì không có âm phát ra?
Câu 4: Tại sao khi có gió nhẹ
I/ Tóm tắt kiến thức:
1) Nguồn âm:
- Các vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Các nguồn âm đều dao động.
- Khi gãy đàn ghi-ta: Dây đàn dao động. - Khi thổi sáo: cột khí trong ống sáo dao động. - Khi thổi vào ống nghiệm: cột không khí trong ống nghiệm dao động. - Khi ta nói: dây âm thanh dao động. (Vì khi ta nói không khí từ phổi lên khí quản, qua thanh quản đủ mạnh và nhanh làm các dây âm thanh dao động). - Khi gõ trống: mặt trống dao động. - Khi chơi đàn bầu: dây đàn và bầu đàn phát ra âm thanh.
2) Độ cao của âm (Tần số)
- Tần số ( f ): số dao động trong 1 giây. Đơn vị: héc (Hz)
f : tần số N: số dao động trong thời gian t
t : thời gian thực hiện số dao động (giây)
- Dao động càng nhanh ( Tần số dao động càng lớn ( Âm phát ra càng cao (âm bổng) Dao động càng chậm ( Tần số dao động càng nhỏ ( Âm phát ra càng thấp (âm trầm)nhỏ hơn 20 Hz
20 Hz – 20.000 Hz
lớn hơn 20.000 Hz
Hạ âm
Vd: Rắn(nghe bằng bụng) Cá voi; Hươu cao cổ; Voi
Người bình thường nghe được
Siêu âm
Vd: Chó; dơi; bướm đêm
(bướm hổ); bọ ngựa
3) Độ to của âm (Biên độ):
- Dao động càng mạnh ( Biên độ dao động càng lớn ( Âm phát ra càng to. Dao động càng yếu ( Biên độ dao động càng nhỏ ( Âm phát ra càng nhỏ.
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB). + Tiếng nói chuyện bình thường: 40 dB + Ngưỡng đau tai: 130 dB
4) Môi trường truyền âm:
- Âm thanh truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí. - Âm thanh không truyền được trong chân không. - Vận tốc truyền âm: Vrắn > Vlỏng > Vkhí
VD: Thép (6100 m/s) > nước (1500 m/s) > không khí ( 340 m/s)
5) Phản xạ âm – Tiếng vang:
- Âm dội lại khi gặp mặt chắn là âm phản xạ. - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra ít nhất 1/15 giây. + Vật phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém): phẳng, nhẵn, cứng. VD: gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch,…
+ Vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt): ghồ ghề, xốp, mềm. VD: xốp, bông, len, mút, cao su xốp, nhung, dạ…
- Ứng dụng phản xạ âm: + Về địa lý: nhà địa chất thăm dò địa chất; nhà hải dương học xác định độ sâu của biển;... + Động vật: dơi sử dụng phản xạ âm để tránh chướng ngại vật khi bay. + Trong các phòng họp, hòa nhạc, thu thanh: treo các rèm nhung, dạ để giảm tiếng vang.
6) Chống ô nhiễm tiếng ồn: 3 cách:
- Tác động vào nguồn âm. Ví dụ: treo các biển cấm như “Cấm bóp còi”, “Cấm họp chợ” tại những nơi gần bện viện, trường học.
- Phân tán âm trên đường truyền. Ví dụ: trồng nhiều cây xanh để âm thanh truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.
- Ngăn không cho âm truyền đến tai. Ví dụ: xây dựng các bức tường cách âm; làm tường nhà dày bằng xốp, phủ dạ, phủ nhung,…. để ngăn bớt âm truyền qua chúng; xây các bức tường bê tông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc.
* Một số vật liệu dùng để ngăn chặn âm, làm âm truyền qua ít: tường gạch, trần bê tông, vách gỗ,… * Một số vật liệu phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém) dùng để cách âm: Kính, mặt đá hoa,…
II/ BÀI TẬP:
Câu 1: Tại sao khi gió lùa qua khe cửa hẹp thì có tiếng phát ra?
Câu 2: Khi đi qua một đường dây điện ta nghe tiếng ù ù. Đó có phải là âm phát ra do dòng điện chạy trong dây dao động phát ra không?
Câu 3: Tại sao khi để ấm nước trên cao rót vào cốc thì nghe âm thanh phát ra, còn để ấm dưới sát bề mặt cốc thì không có âm phát ra?
Câu 4: Tại sao khi có gió nhẹ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Phương Yến Nhi
Dung lượng: 19,17KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)