Bài 16. Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt
Chia sẻ bởi Hoàng Hải Đăng |
Ngày 02/05/2019 |
34
Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Ngữ văn 8
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm
phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
Bài tập 2a) :
Truyện dân gian
Truyền
thuyết
Truyện
ngụ
ngôn
Truyện
cười
Truyện
cổ
tích
Bài tập: Các từ gạch chân trong các câu văn sau thuộc trường từ vựng nào?
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)
->Các từ gạch chân trên thụôc trường từ vựng hoạt động của răng.
Trường từ vựng là tập hợp của những từ
có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương
nhất định.
- Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
1. Hãy lấy ví dụ các từ ngữ ở địa phương em và địa phương khác dùng để chỉ "mẹ " ?
-> Từ ngữ địa phương dùng để gọi mẹ là: bu, má,mạ, mế, bầm...
2.Tìm các biệt ngữ xã hội được dùng trong tầng lớp học sinh, sinh viên hiện nay?
Ngỗng: điểm 2
Gậy : điểm 1
Trúng tủ : thuộc bài, trúng đề, trúng các phần đã nắm chắc.
-Trứng: điểm O
- Phao: tài liệu quay cóp
Bài tập:
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô,
tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn
mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách
diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá
đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái
của sự vật.
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên,
của con người.
Tác dụng: từ tượng thanh, từ tượng hình gợi tả hình ảnh,
âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao;
thường dùng trong văn miêu tả và tự sự.
+Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu
thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có,
chính, đích, ngay...
+Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc để
gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu
đặc biệt.
Thán từ gồm hai loại:
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, than ôi, trời ơi...
- Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ...
+Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến,
câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý sau:
. Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ, chăng...
. Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với...
. Tình thái từ cảm thán: thay, sao...
. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà..
- C©u ghÐp lµ nh÷ng c©u do hai hoÆc nhiÒu côm C- V kh«ng bao
chøa nhau t¹o thµnh. Mçi côm C- V ®îc gäi lµ mét vÕ c©u.
- Có 2 cách để nối các vế của câu ghép:
+ Dùng từ có tác dụng nối: một quan hệ từ, một cặp quan hệ từ,
cặp từ hô ứng.
+ Không dùng từ nối: dùng các dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy,
dấu hai chấm).
- Quan hÖ ý nghÜa thêng gÆp gi÷a c¸c vÕ cña c©u ghÐp lµ: quan hÖ
nguyªn nh©n, quan hÖ ®iÒu kiÖn, quan hÖ t¨ng tiÕn, quan hÖ t¬ng ph¶n,
quan hÖ lùa chän, quan hÖ bæ sung...
Bài tập (2b):
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích
thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh
đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Công hoà.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập )
Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích trên. Nếu tách câu ghép đã xác định
thành các câu đơn thì có được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi
ý cần diễn đạt không?
Có thể tách câu ghép đó thành ba câu đơn khác nhau (vì mỗi câu đều đúng ngữ
pháp và biểu thị một nội dung hoàn chỉnh) nhưng khi tách ra thì mối liên hệ, sự
liên tục của ba sự việc không được thể hiện rõ bằng khi gộp lại thành các vế của
một câu ghép.
Thảo luận
Bài tập 2c) : Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích sau:
(1) Chúng ta không thể nói tiếng Việt ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể
nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. (2) Nhưng đối với chúng ta
là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp
của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời
văn của các nhà văn lớn. (3) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn
của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta
từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng cuả tiếng Việt)
Bài tập 2c) : Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích sau:
(1) Chúng ta / không thể nói tiếng Việt ta đẹp như thế nào cũng như ta / không
C1 V1 C2
thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. (2) Nhưng đối với chúng
V2
ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái
đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca,
lời văn của các nhà văn lớn. (3) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta /đẹp bởi vì tâm
C1 V1
hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân
C2 V 2 C 3
ta từ trước tới nay / là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
V3
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng cuả tiếng Việt)
Hướng dẫn về nhà
+ Nắm chắc những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học trong chương trình.
+Trả bài tập làm văn số 3- Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh, cách làm bài văn thuyết minh về một đồ dùng.
Chúc các em học tốt !
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng các em học sinh !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Hải Đăng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)