Bài 16. Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt

Chia sẻ bởi Lâm Hồng Phúc | Ngày 02/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật.
1-Câu nghi vấn:
-Là câu có những từ nghi vấn (Ai , gì, sao , tại sao, đâu, bao giờ , bao nhiêu, à , ư , hả , chứ ,(có)…không, (đã)…chưa…)Hoặc có từ hay( nối các vế có quan hệ lựa chọn )
+Chức năng:
-Chức năng chính dùng để hỏi
-Trong một số trướng hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm cảm xúc… và không yêu cầu người đối thoại trả lời .
-Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi; nếu không dùng để hỏi trong một số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm ,dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
+Đặc điểm hình thức:
BÀI TẬP:
-Cho biết chức năng của các câu nghi vấn sau:
1/ Những người muôn năm cũ
Hồn ở dâu bây bây giờ?
2/Vua sai lính điệu em bé vào hỏi:
-Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
Bộc lộ cảm xúc.
Dùng để hỏi.
3/ Nó không lấy thì ai lấy?
4/ Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?
Dùng khẳng định.
Dùng phủ định.
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật.
2-Câu cầu khiến
Câu cầu khiến thường có các từ cầu khiến như: hãy, đừng chớ,…đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến..
Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thí có thể kết thúc bằng dấu chấm.
+Đặc điểm hình thức:
+Chức năng:
-Dùng để ra lệnh,yêu cầu,đề nghị, khuyên bảo…
BÀI TẬP:
1-Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!
Đề nghị
2-Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sục ấy đi .
Ra lệnh
3-Hãy lấy gạo mà lễ tiên vương !
Khuyên bảo
Cho biết chức năng của các câu cầu khiến sau:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật.
3-Câu cảm thán:
Câu cảm thán thường có các từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi, hỡi ơi, chao ô, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,…
-Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
-Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết) ; xuất hiện trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
+Đặc điểm hình thức:
+Chức năng:
BÀI TẬP:
1- Hãy cho biết các câu trong đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?
-Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời !Thế đê không sao cự được với thế nước ! Lo thay !Nguy thay! Khúc đê này vỡ mất .
Chỉ có ba câu cảm thán:
-Than ôi !
-Lo thay !
-Nguy thay !
Vì chỉ có ba câu trên có từ cảm thán.
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật.
4-Câu trần thuật:
-Chức năng chính của câu trần thuât là dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,… Ngoài ra câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị,bộc lộ tình cảm ,cảm xúc,…( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác)
- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm.
- Đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng.
+Chức năng:
+Đặc điểm hình thức:
-Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán .
BÀI TẬP:
1-Xác định chức năng của những câu trần thuật sau:
a-Thế rồi Dế Choắt tắt thở.Tôi thương lắm.Vừa thương vừa ăn năn tội mình .
 Cả ba câu đều là câu trần thuật
b-Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng lấp lánh, em sung sướng reo lên:
-Cây bút đẹp quá ! Cháu cảm ơn ông ! Cảm ơn ông !
Câu 1 : Câu trần thuật dùng để kể.
Câu 2 :Câu cảm thán.
Câu 3+ 4 : Câu trần thuật bộc lộ cảm xúc.
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật.
5-Câu phủ định:
+Chức năng:
-Thông báo ,xác nhận không có sự vật , sự việc , tính chất , quan hệ nào đó (Câu phù định miêu tả)
-Phản bác một ý kiến , một nhận định (Câu phủ định bác bỏ )
+ Đặc điểm hình thức:
-Là câu có những từ ngữ phủ định như: Không , chẳng , chả ,chưa , không phải (là ) , đâu có phải (là ) , đâu (có)…
BÀI TẬP:
Cho biết chức năng của những câu phủ định sau:
1-Không chúng con không đói đâu .Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn gì nữa .
Phủ định bác bỏ.
2- Nó chưa làm xong bài tập.
Phủ định miêu tả.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Hồng Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)