Bài 16. Nghe hát Quốc ca

Chia sẻ bởi Hà Thị Minh Luật | Ngày 09/05/2019 | 346

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Nghe hát Quốc ca thuộc Âm nhạc 1

Nội dung tài liệu:









Thứ sáu, ngày 23 tháng 12 năm 2016
Âm nhạc
Nghe hát Quốc ca
Kể chuyện Âm nhạc: Câu chuyện Nai Ngọc
1. Nghe hát Quốc ca Việt nam
Giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm
Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray, Hải Phòng, xuất thân trong một gia đình viên chức.
Văn Cao là một người nghệ sĩ đa tài, thử sức trên mọi lĩnh vực: Truyện, thơ, tranh vẽ…Nhưng người ta vẫn biết đến nhiều hơn về ông với tư cách là một nhạc sĩ rất mực tài hoa. Với nhiều ca khúc nổi tiếng khác như: Làng tôi (1947), Ngày mùa (1948), Tiến về Hà Nội (1949), Trường ca Sông Lô (1947).... và đặc biệt là Tiến quân ca (1944)
Tiến quân ca được viết cuối năm 1944 tại căn gác hẹp ở Hà Nội. Bài hát được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944. Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm Quốc ca của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Câu 1: Bài hát nhẹ nhàng uyển chuyển hay hùng mạnh nghiêm trang ?
Hùng mạnh nghiêm trang

Câu 2: Bài hát có một người hát hay nhiều người hát ?

Bài hát có nhiều người hát (Tốp ca)

Câu 3: Bài hát có giọng nam hay giong nữ hay cả giọng nam và nữ thể hiện ?
Có cả giọng nam và giọng nữ hát








Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân.
Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất.
Quốc ca Việt Nam là niềm tự hào của người dân Việt Nam, khi tiếng hát "Tiến quân ca" cất lên từ trái tim mỗi người Việt Nam cũng là lúc niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước trào dâng mạnh mẽ. Và như vậy, mỗi lần hát Quốc ca là một lần người Việt Nam tự bồi đắp tinh thần yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc để nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước.
Tư thế khi đứng chào cờ và hát Quốc ca trong các bức ảnh ?

Phải đứng nghiêm trang, mắt hướng về
Quốc kỳ
Mỗi khi bài hát ấy vang vang, có lẽ bất cứ ai là người Việt Nam
cũng thấy trào dâng niềm tự hào dân tộc. Niềm tự hào có từ
trong máu thịt. Chính bởi thế người ta mới nói mỗi lần hát
Quốc ca là mỗi lần được bồi đắp tình yêu với Tổ quốc mình,
dân tộc mình. Và việc hát Quốc ca sẽ nhắc nhở cho mỗi chúng
ta về trách nhiệm của người dân Việt Nam đối với Tổ quốc,
để biết trân trọng giá trị quốc gia cũng như sự đoàn kết toàn
dân tộc.








Thứ sáu, ngày 23 tháng 12 năm 2016
Âm nhạc
Nghe hát Quốc ca
Kể chuyện Âm nhạc: Câu chuyện Nai Ngọc
Nghe hát Quốc ca Việt nam
Kể chuyện âm nhạc: Câu chuyên Nai ngọc

1. Trên đỉnh núi cao có mỏm đá xanh giống hình gì ?
Giống hình một em bé đang cưỡi trên lưng một con voi

2. Em bé được biến ra từ đâu ?
Em bé được sinh ra từ mỏm đá xanh giống hình em bé trên
đỉnh núi cao

3. Tại sao các loài vật quên cả việc phá hoại nương rẫy mùa màng ?
Vì chúng mải nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé.

4. Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về ngủ ?
Vì tiếng hát của em bé vô cùng hấp dẫn

5. Một cô gái xinh đẹp nhất làng đặt tên cho em bé là gì ?
Nai Ngọc
1
3
2
4
5


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Thị Minh Luật
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)