Bài 16. Cơ năng

Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Hải | Ngày 10/05/2019 | 190

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Cơ năng thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy
Cô đến dự giờ
Lớp 8b
Kiểm tra bài cũ
Công suất là gì ?Công thức tính công suất ? Đơn vị các đại lượng trong công thức.
Đơn vị công suất là oát, kí hiệu W.
Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính công suất P =
Bài 16 :
Cơ Năng
Trong các hình trên hình nào có khả năng thực hiện công cơ học?
Hình 1
Hình 2
C1 : Nếu đưa quả nặng A lên một độ cao nào đó thì vật có khả năng sinh công hay không ? Tại sao?
Trả lời: Có, do có lực tác động vào quả cầu A làm quả cầu A chuyển động nên vật sinh công.

*Vật có khả năng thực hiện công ta nói vật đó có cơ năng
i. Cơ năng
Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng.
Đơn vị của cơ năng là Jun (J)
ii. Thế năng
1. Thế năng trọng trường
*Dụng cụ thí nghiệm :
+Quả nặng A
+Miếng gỗ B
+Ròng rọc
*Tiến hành thí nghiệm:
-Đặt quả nặng A đứng yên trên mặt đất
- Đưa quả nặng A lên một độ cao nào đó
Trả lời: Có, do có lực tác động vào quả cầu A làm quả cầu A chuyển động nên vật sinh công.

C1 : Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó thì nó có cơ năng không ? Tại sao ?
*Vật có khả năng thực hiện công ta nói vật đó có cơ năng
Nếu vật ở vị trí càng cao thì cơ năng của vật như thế nào?
Càng lớn
Ví dụ như quả cầu A và quả cầu A’ ở cùng độ cao nhưng khối lượng quả cầu A’ lớn hơn thì cơ năng sẽ lớn hơn .
Cơ năng của lò xo trong trường hợp này cũng gọi là thế năng. Muốn thế năng của lò xo tăng ta làm như thế nào ?
Trả lời : Nén lò xo càng nhiều thì thế năng sẽ càng tăng.
+Lò xo càng bị nén nhiều thì công do lò xo sinh ra càng lớn, nghĩa là thế năng của lò xo càng lớn .
Như vậy thế năng này phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật, nên được gọi là thế năng đàn hồi
* Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0
* Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất,hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn.
* Vật có khối lượng càng lớn và ở
càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn
* Dụng cụ thí nghiệm:
+ Lò xo được làm bằng băng thép uốn thành vòng tròn.
* Cách làm thí nghiệm:
-Nén lò xo bằng cách buộc sợi dây và đặt viên phấn ở phía trên
- Sau khi sợi dây bị kéo căng,ta buông ra
2. Thế năng đàn hồi
C2 : Lúc này lò xo có cơ năng . Bằng cách nào để biết được lò xo có cơ năng ?
Trả lời :
*Khi sợi dây bị kéo căng,ta buông ra khi đó lò xo đẩy viên phấn lên cao . Nên lò xo bị biến dạng sẽ sinh công và có cơ năng.
*Nén lò xo càng nhiều thì thế năng sẽ càng tăng
-Lò xo càng bị nén nhiều thì công do lò xo sinh ra càng lớn, nghĩa là thế năng của lò xo càng lớn .
Như vậy thế năng này phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật,nên được gọi là thế năng đàn hồi.
Chú ý:
Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm 1:
+ Một máng nghiêng
+ Một miếng gỗ B
+ Một quả cầu A bằng thép
Tiến hành thí nghiệm 1 :
-Cho quả cầu A bằng thép lăn từ vị trí ( 1 ) trên máng nghiêng xuống đập vào miếng gỗ B
1. Khi nào vật có động năng ?
iii. Động năng
C3 : Hiện tượng xảy ra như thế nào ?
Trả lời : Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B làm miếng gỗ B chuyển động một đoạn.
C4 : Chứng minh rằng quả cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công.
Trả lời : Quả cầu A tác dụng vào miếng gỗ B một lực làm miếng gỗ B chuyển động tức là quả cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công.
C5 : Từ kết quả thí nghiệm hãy tìm từ thích hợp cho chỗ trống của kết luận :Một vật chuyển động có khả năng…….tức là có cơ năng.
Trả lời : Một vật chuyển động có khả năng ……………..tức là có cơ năng.
Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng
Sinh công
2. Động năng của vật phụ thuộc những yếu tố nào ?
Thí nghiệm 2 :
-Cho quả cầu A lăn trên máng nghiêng từ vị trí ( 2 ) cao hơn vị trí ( 1 ) tới đập vào miếng gỗ B
C6 : Độ lớn vận tốc của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B thay đổi thế nào so với thí nghiệm 1 ? So sánh công của quả cầu A phụ thuộc thế nào vào vận tốc của nó ?
Trả lời : So với thí nghiệm 1, miếng gỗ B chuyển động được đoạn dài hơn.Nên quả cầu A thực hiện công lớn hơn lần trước. Quả cầu A lăn từ vị trí cao hơn nên vận tốc của nó khi đập vào miếng gỗ B lớn hơn trước. Vậy động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc của nó. Vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
Thí nghiệm 3 :
- Thay quả cầu A bằng quả cầu A’ có khối lượng lớn hơn và cho lăn trên máng nghiêng từ vị trí ( 2 ), đập vào miếng gỗ B.
C7 : Hiện tượng xảy ra có gì khác so với thí nghiệm 2 ? So sánh công thực hiện được của hai quả cầu A và A’. Từ đó suy ra động năng của quả cầu còn phụ thuộc thế nào vào khối lượng của nó .
Trả lời : Miếng gỗ B chuyển động được đoạn đường dài hơn, như vậy công của quả cầu A` thực hiện được lớn hơn công của quả cầu A lúc trước. Vậy động năng của quả cầu còn phụ thuộc vào khối lượng của nó.
C8 : Các thí nghiệm trên cho thấy động năng phụ thuộc những yếu tố gì và phụ thuộc thế nào ?
Trả lời : Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn
Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Một vật có thể vừa có động năng vừa có thế năng. Cơ năng của vật lúc đó bằng tổng đông năng và thế năng.
Chú ý :
C9: Vật nào vừa có động năng vừa có thế năng?
1
2
3
4
5
6
7
Đ
Đ
Đ
S
S
S
S
4. Vận dụng
C10: Cơ năng của từng vật thuộc dạng cơ năng nào?
Thế năng
đàn hồi
Thế năng + Động năng
Thế năng
trọng trường



CƠ NĂNG
THẾ NĂNG
ĐỘNG NĂNG
TRỌNG TRƯỜNG
ĐÀN HỒI
Khối lượng
Độ cao
Độ biến dạng
Vận tốc
Khối lượng
Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng
Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng.
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng trọng trường.
Thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật, được gọi là thế năng đàn hồi
Nguyệt thực
Nhật thực
Động năng của trái đất chuyển động quanh mặt trời: 2,7.10 33J.
Động năng của vệ tinh quay trên quỹ đạo 3. 10 9 J
Có thể em chưa biết
Động năng của con ong đang bay : 0,002 J
Động năng của cầu thủ bóng đá đang chạy: 4500 J
Động năng của con ốc sên đang bò : 0,0000001 J
Về nhà học thuộc bài, làm các bài tập 16.1, 16.3, 16.4, 16.5 SBT
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”.
- Xem trước và chuẩn bị cho bài Tổng kết chương
Hướng dẫn về nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 21
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)