Bài 16. Cố hương

Chia sẻ bởi Vũ Thị H­­Ưng | Ngày 08/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Cố hương thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 76: Đọc- hiểu văn bản:
TÁC GiẢ: LỖ TẤN
Giáo viên: Vũ Thị Hương
Lỗ Tấn ( 1881 -1936). Là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút.
Tên thật là Chu Thụ Nhân- quê ở tỉnh Chiết Giang , Trung Quốc.
Cha là Chu Bá Nghi bị bệnh và mất khi Lỗ Tấn 16 tuổi.
Mẹ là Lỗ Thụy xuất thân từ nông dân. Bút hiệu của Lỗ Tấn được lấy từ họ mẹ.
Lúc trẻ từng theo học nhiều nghành nghề: hàng hải, địa chất, y học…cuối cùng chuyển sang hoạt động văn học với hy vọng văn chương là vũ khí để “biến đổi tinh thần” dân chúng.
I/ Tác giả- Tác phẩm:
1. Tác giả:
Sự nghiệp văn chương của Lỗ Tấn đồ sộ và đa dạng. Đề tài phong phú, đa phong cách.
Gồm 17 tập văn.
hai tập truyện ngắn xuất sắc là :Gào thét (1923), Bàng Hoàng (1926). Nhật kí người điên(1918), Chuyện cũ viết lại(1932).
“Cố hương” trích từ tập “Gào thét”.
2. Tác phẩm:
Cố Hương:
Chỉ thời gian: xưa, cũ
Chỉ giá trị về những gì thiêng liêng, nguồn cuội
Chỉ khoảng cách giữa chủ thể và quê nhà
Khoảng cách trữ tình càng lớn thì âm vang trữ tình càng trở nên tha thiết khắc khoải.
Quê hương mỗi người chỉ một,
Như là chỉ một một mẹ thôi.
Quê hương nếu ai không nhớ,
Sẽ không lớn nổi thành người.
(Nguyễn Văn Thơ- Nguyễn Văn Giáp)
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
( Lí Bạch)
II/ Đọc tìm hiểu chung
1. Đọc, tóm tắt truyện:
Tóm tắt: Sau 20 năm xa quê, nhân vật “Tôi” trở về thăm làng quê cũ. Cảnh vật và con người ở quê đã thay đổi, tàn tạ, nghèo hèn. Nhân vật “Tôi” cùng với gia đình phải rời quê hương ra đi với nỗi buồn thương và ước vọng làng quê mình sẽ được thay đổi.
*/ Đọc to, rõ ràng, hơi chậm, bùi ngùi, pha chút trầm buồn khi kể, tả. Thay đổi giọng ở lời thoại:
- Giọng ấp úng dè dặt của Nhuận Thổ.
- Giọng đanh đá, chao chát của thím Hai Dương
(7)sò “mặt quỷ”, sò “tay phật”…
(8) lưỡng quyền…
(9)Tây Thi…
(10)Nã Phá Luân…
(11)Hoa Thịnh Đốn…
(1)thực tế không…
(2) kí ức…
(3) đinh ba…
(4) Tra…
(6) ngũ hành khuyết thổ…
2. Chú thích: ( sgk)
3. Thể loại, cốt truyện:
- Truyện ngắn
- Cốt truyện: rõ rệt, diễn ra theo trình tự thời gian.
4. Phương thức biểu đạt:
Tự sự + miêu tả + biểu cảm + Nghị luận
5. Bố cục:
? Căn cứ vào trình tự thời gian của chuyến về thăm quê của nhân vật “ Tôi”, ta có thể chia truyện thành máy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- Phần 1: “Từ đầu…….làm ăn sinh sống”: Nhân vật Tôi trên đường trở về quê.
- Phần 2:” Tinh mơ……sạch trơn như quét”: Nhân vật Tôi trong những ngày ở quê.
- Phần 3: Còn lại: Nhân vật Tôi trên đường rời quê.
? Truyện” Cố hương” có nhiều nhân vật. Đó là những nhân vật nào? Theo em nhân vật nào là trung tâm của truyện? Vì sao?
Vì: Các sự việc và nhân vật trong truyện đều được cảm nhận từ nhân vật Tôi.
III/ Đọc- Hiểu văn bản:
1. Nhân vật “ Tôi” trên đường trở về:
?. Theo dõi phần đầu của văn bản, cho biết cảnh làng quê trong mắt người trở về sau 20 năm xa cách hiện ra như thế nào?
- Đang độ giữa đông, xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới bầu trời màu vàng úa….
? Cảnh thôn xóm tiêu điều hoang vắng đã dự báo một cuộc sông như thế nào đang diễn ra nơi Cố hương?
-> Tàn tạ, nghèo khổ.
? Trước khung cảnh hiện thưc như thế, tiếng nói nào đã vang lên trong nội tâm người trở về?
- “A, đây thật có phải làng cũ mà 20 năm trời nay tôi hằn ghi lấy hình ảnh trong kí ức không?”
-> Ngạc nhiên, chua xót, hụt hẫng, buồn thương….
-> Độc thoại nội tâm
+ Yêu làng quê đến độ thiết tha sâu nặng. Yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình.
+ Nghệ thuật so sánh đối chiếu, tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
*/ Nhân vật Tôi là người:
6. Củng cố:
Nghệ thuật kể chuyện của tác giả
Hình ảnh cố hương hiện lên trong con mắt của người xa quê.
7. Hướng dẫn học ở nhà:
Đọc tìm hiểu phần tiếp theo: Những ngày nhân vật Tôi ở Cố hương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị H­­Ưng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)