Bài 15. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Chia sẻ bởi Doanh Tuan | Ngày 03/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ GIỜ CÙNG VỚI LỚP HỌC!
MÔN
NGỮ VĂN 8
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Ý nào sau đây nói về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật
A - Mỗi bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ.
B - Mỗi bài thơ không giới hạn số câu, mỗi câu có 5 chữ.
C - Số câu trong bài thơ đi theo từng cặp, câu đầu 6 tiếng, câu sau 8 tiếng.
AI ĐÃ VIẾT?
Than ôi! Ông có thứ cho tôi chăng? Lúc ông [từ Nhật Bản] về nước [1906], tôi tiễn chân ông đến Hương Cảng, ông cầm tay tôi dặn mấy lời sau hết: ‘Từ thế kỷ 19 về sau, các nước tranh nhau ngày càng dữ dội, cái tính mạng một nước, gửi trong tay một số người đông, chứ không thấy nước nào không có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ. Thế mà nay Bác lại còn dựng cờ quân chủ lên hay sao?’ Ông nói thế, lúc bấy giờ tôi chưa có câu gì đáp lại, nay đã hơn 20 năm rồi, lời ôn càng lâu, càng nghiệm. Tôi mới biết cái óc suy nghĩ cùng cái mắt xem xét của tôi thiệt không bằng ông! Phỏng ngày nay ông còn sống thì cầm cờ hướng đạo cho chúng ta, hẳn phải nhờ tay ông mới được. Than ôi! Ngày nay những kẻ cúng vái ông, kính mến ông, có phải là chỉ ngắm tượng ông, đọc văn ông góp nhặt năm ba câu làm bộ ái quốc, ái quần đầu miệng mà thôi ư? Phải biết rằng ông Hy Mã mà được danh tiếng lưu truyền với sử xanh là vì ông có chủ trương thiệt, tinh thần thiệt."
PHONG TRÀO ĐÔNG DU
Tiết 57:Văn bản: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
( Phan Bội Châu)
I, ĐỌC - HIỂU CHÚ THÍCH.
1, Đọc.
“ Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm, sợ gì đâu.”
2, Chú thích
a, Tác giả:
Phan Bội Châu ( 1867 – 1940), tên hiệu là Sào Nam, quê ở Nghệ An…
Tác phẩm chính: Hải ngoại huyết thư, Sào Nam thi tập, Văn tế Phan Châu Trinh.
b, Văn bản:
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ Nôm, nằm trong tập Ngục trung thư, viết đầu năm 1941.
C, Từ khó:
+ Hào kiệt: ngươi có tài, có chí khí hơn người
+ Phong lưu: lịch sự, trang nhã…
+ Kinh tế ( kinh tế thế bang): trị nước cứu đời…

II, TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1, Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Biểu cảm ( trữ tình chính trị)
2, Đại ý:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, vượt lên cảnh ngục tù của nhà chí sĩ yêu nước.
3, Cấu trúc:
“ Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm, sợ gì đâu.”
(Đề - thực - luận - kết )
a, Hai câu đề:
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
+ hào kiệt, phong lưu
+ ở tù.
( sử dụng từ ngữ, nhịp thơ ¾)
-> Phong thái ung ung, đường hoàng của nhà thơ, nhà cách mạng.
b, Hai câu thực:
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
+ bốn biển, năm châu: cuộc đời đầy bôn ba, sóng gió, bất trắc.
( lấy cái chung gắn với cái riêng)
-> Nỗi đau lớn lao của bậc anh hùng.
c, Hai câu luận:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
+ bủa tay, ôm, cười tan
( lối nói khoa trương, giọng văn hào hùng)
-> Ước muốn lớn lao, khẩu khí hào kiệt, can đảm, lãng mạn.
d, Hai câu kết:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm, sợ gì đâu.
+ lặp từ còn,
+ ngắt hhịp mạnh mẽ.
-> Khảng định còn sống là còn chiến đấu, không sợ nguy hiểm, gian nan.
5, Tổng kết:
a, Nghệ thuật:
Giọng thơ hào hùng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
b, Nội dung:
Thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng, khí phách hiên ngang, bất khuất vượt lên hoàn cảnh ngục tù của nhà chí sĩ yêu nước.
III, LUYỆN TẬP.
Nhận dạng thể thơ.
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
( B ) ( BV )
Lừng lẫy làm cho lở núi non.”
( B ) ( BV )
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
-
“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm, sợ gì đâu.”
Ông già Bến Ngự.
CÔNG VIỆC Ở NHÀ.
Về nhà hoàn thành bài tập, soạn bài mới tiết 58 văn bản: Đập đá ở Côn Lôn.
KÍNH CHÚC QÚY
THẦY CÔ
Vui ,khỏe ,đạt nhiều
thành qủa tốt đẹp trong
sự nghiệp giáo dục .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Doanh Tuan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)