Bài 15. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Chia sẻ bởi Bùi Thị Liệu | Ngày 02/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy, cô giáo,

về dự giờ THAM L?P

trường thcs su?I NGễ
Tiết 57- Hướng dẫn đọc thêm:
Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm tác
(Phan Bội Châu)
I. Hướng dẫn tiếp xúc văn bản:
1. Đọc:
Tiết 57: HDĐT
(Phan Bội Châu)
Giọng hào hùng, to vang và ngắt nhịp 4/3 ( câu 2 nhịp 3/4), câu cuối đọc với giọng cảm khoái, ung dung, nhẹ nhàng, thách thức.
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
I. Hướng dẫn tiếp xúc văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
a. Tác giả:
?Hãy nêu tóm tắt những hiểu biết của em về tác giả Phan Bội châu?
- PBC (1867-1940) tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam . Quê ở Đan Nhiệm - Nam Đàn - Nghệ An.
- PBC là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong 20 năm đầu thế kỉ 20.
- Ông là nhà văn, nhà thơ lớn với sự nghiệp sáng tác đồ sộ
- Nội dung thơ văn thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và chiến đấu bền bỉ, kiên cường của một người chiến sĩ cách mạng chân chính.
Tiết 57: HDĐT
(Phan Bội Châu)
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Tiết 57-HDĐt: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
I. Hướng dẫn tiếp xúc văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
a. Tác giả:
b.Tác phẩm:
? Em biÕt nh÷ng t¸c phÈm næi tiÕng nµo cña PBC ?
+ Thơ chữ Hán: " Hải ngoại huyết thư"
"Trùng Quang tâm sử"
" Phan Bội Châu niên biểu"
+ Thơ chữ Nôm: " Văn tế Phan Châu Trinh"
" Sào Nam thi tập".
c. Thể thơ:
Thất ngôn bát cú Đường luật
-Tác phẩm chính:
- "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" nằm trong tập "Ngục trung thư"
sáng tác vào đầu năm 1914 khi Phan Bội Châu bị bắt giam ở Trung Quốc.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
?Thế nào là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Bằng hiểu biết của mình em hay thuyết minh về thể thơ này?
Thơ thất ngôn bát cú Đường luật là thơ được sáng tác theo luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có tám câu, mỗi câu 7 chữ. Có gieo vần chân (chỉ có 1 vần) ở cuối các câu số 1, 2, 4, 6, 8. Có phép đối ở câu 3, câu 5, câu 6. Có luật bằng - trắc là sự phối thanh giữa các tiếng trong câu theo nguyên tắc: "nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh" nghĩa là sự phối thanh ở chữ thứ 2, 4, 6 của câu thơ phải rõ ràng. Bài thơ theo luật trắc ở câu 1 tiếng thứ 2, 4, 6 thanh phải tương ứng T-B-T, theo luật bằng là B-T-B. Bài nào không làm theo quy tắc trên được coi là thất luật (không đúng luật). Bố cục bài thơ gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết. Đây là 1 thể thơ đẹp hài hòa cân đối, cổ điển, giàu nhạc điệu, đậm chất hội họa, tình ý sâu xa được rất nhiều nhà thơ ưa chuộng.
Tiết 57-HDĐt: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
I. Hướng dẫn tiếp xúc văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
a. Tác giả:
b.Tác phẩm:
c. Thể thơ:
3. Bố cục:
? Nêu bố cục bài thơ? Nội dung của mỗi phần?
4 phần: + Hai câu đề: Phong thái của người chiến sĩ khi bị cầm tù
+ Hai câu thực: Tình cảnh, nỗi đau tinh thần, tầm vóc của người tù
+ Hai câu luận: Hoài bão, niềm tin của người anh hùng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc
+ Hai câu kết: Tư thế hiên ngang của người anh hùng.
4. Chủ đề:
Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng, khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên hoàn cảnh ngục tù của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
Tiết 57-HDĐt: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
Hướng dẫn tiếp xúc văn bản:
Hướng dẫn phân tích văn bản:
1. Hai câu đề:
"Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù"
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ, ngôn ngữ, giọng điệu của hai câu thơ trên?
->Dùng điệp từ "vẫn", từ Hán Việt "hào kiệt, phong lưu", giọng đùa vui hóm hỉnh.
? Theo em điệp từ "vẫn" muỗn khẳng định điều gì?
->Dùng điệp từ "vẫn" khẳng định dù lâm vào cảnh tù tội bị đày ải, bị tra tấn.nhưng tinh thần, khí phách người tù không thay đổi không nao núng.
? Hai từ hán việt "hào kiệt, phong lưu" giúp em hình dung phong thái của người anh hùng khi bi tù đày như thế nào?
-> Từ hào kiệt, phong lưu cho ta hình dung được phong thái của bậc anh hùng tài chí, ung dung, đường hoàng, sang trọng.
? Em hay diễn xuôi ý câu thứ 2? Qua đó em hiểu được gì về quan niệm của nhà thơ về việc bị tù đày?
->Phan Bội Châu quan niệm: người hoạt động cách mạng cũng giống như người chay quãng đường dài , khi chạy mọi chân thì dừng lại nghỉ. Họ coi nhà tù như trạm nghỉ chân trên con đường cách mạng của mình -> nói hài hước hóm hỉnh như vậy thể hiện sự chủ động của người tù khi đối mặt với hiểm nguy, gian khổ.
Tiết 57- HDĐT: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
Hướng dẫn tiếp xúc văn bản:
Hướng dẫn phân tích văn bản:
1. Hai câu đề:
"Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù"
->Dùng điệp từ "vẫn", từ Hán Việt "hào kiệt, phong lưu", giọng đùa vui hóm hỉnh.
=>Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất của một bậc anh hùng. Cốt cách ngang, phong thái ung dung, đường hoàng.
? Khí phách của Phan Bội Châu được thể hiện như thế nào trong quan niệm ấy?
Tiết 57- HDĐT: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
Hướng dẫn tiếp xúc văn bản:
II. Hướng dẫn phân tích văn bản:
1. Hai câu đề:
2. Hai câu thực:
Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu
? Em nhận xét gì về giọng thơ, cách dùng từ, các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ?
-> Giọng thơ trầm thống, lối nói khoa trương, phép đối ( khách không nhà>?Với những thủ pháp nghệ thuật như vậy, Phan Bội Châu muốn gửi gắm tâm sự gì? Qua đó thấy được tầm vóc của người chiến sĩ ở đây như thế nào?
=> Tâm sự về nỗi đau lớn lao trong tâm hồn người anh hùng về cuộc đời bôn ba đầy sóng gió, cuộc đời của người dân bị mất nước, cuộc đời của người anh hùng bị kẻ thù săn đuổi bị tù đày. Từ đó cho ta thấy tầm vóc lớn lao phi thường của người tù yêu nước.
Tiết 57- HDĐT: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
Hướng dẫn tiếp xúc văn bản:
II. Hướng dẫn phân tích văn bản:
1. Hai câu đề:
2. Hai câu thực:
3. Hai câu luận:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
? Đọc 2 câu luận em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong 2 câu thơ?
-> Giọng thơ hùng hồn, phép đối, lối nói khoa trương ấn tượng
? Những thủ pháp nghệ thuật này có tác dụng gì trong việc thể hiện hình ảnh của người anh hùng?
=> Người anh hùng có khẩu khí, tài năng như thần thánh, khí phách bất khuất, ngạo nghễ trước kẻ thù, có hoài bão trị nước cứu đời.
Tiết 57- HDĐT: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
Hướng dẫn tiếp xúc văn bản:
II. Hướng dẫn phân tích văn bản:
1. Hai câu đề:
2. Hai câu thực:
3. Hai câu luận:
4. Hai câu kết:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
=> Thể hiện thái độ kiên định, tinh thần lạc quan, ý chí gang thép: còn sống còn chiến đấu; có niềm tin sắt son tin vào sự nghiệp cách mạng, không sợ khó khăn thử thách hiểm nguy.
-> Điệp từ "còn" nối 2 cụm danh từ tạo thành 2 vế sóng đôi cùng tồn tại cùng phát triển, giọng có tính khẩu ngữ
? Điệp từ còn nối 2 vế "thân ấy", "sự nghiệp" thể hiện thái độ gì của Phan Bội Châu? "Thân ấy" là ai, "sự nghiệp" là sự nghiệp nào? Qua đó ông muốn khẳng định điều gì?

Thảo luận nhóm:
Có ý kiến cho rằng 2 câu thơ cuối kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ? Em có cho là như vậy không? Vì sao?
Đây là hai câu thơ kết tinh tư tưởng của bài thơ vì nó cho thấy được chân dung toàn diện của người chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX. Họ là những con người tiên tiến của thời đại mới, đau đớn xót xa vì đất nước, dân tộc lầm than. Họ có khát vọng xoay chuyển càn khôn, cả cuộc đời bôn ba, đấu tranh không mệt mỏi, không sờn lòng, không nản chí, dù bị giam hãm tù đày, họ coi đó như là sự nghỉ ngơi trên bước đường cách mạng đầy sóng gió. Hiểm nguy không cản bước được họ vì họ còn sống họ sẽ kiên trung chiến đấu. Khí phách ấy, ý chí ấy, bản lĩnh ấy của họ đã tạc vào lịch sử văn học dân tộc những bức phù điêu tuyệt đẹp về người anh hùng. Họ là những người kế thừa và khơi thông dòng chảy của lòng yêu nước, của khí phách bất khuất trong công cuộc chống giặc ngoại xâm trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc ta.
Tiết 57- HDĐT: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
Hướng dẫn tiếp xúc văn bản:
II. Hướng dẫn phân tích văn bản:
1. Hai câu đề:
2. Hai câu thực:
3. Hai câu luận:
4. Hai câu kết:
III. Hướng dẫn tổng kết:
1. Nghệ thuật:
Ngôn ngữ, khẩu khí rắn rỏi; giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ, lôi cuốn; phép đối chặt chẽ; lối nói khoa trương; thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật hàm xúc.
2. ý nghĩa văn bản:
Vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
* Ghi nhớ: (SGK)
Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong toàn bài?
Giọng thơ hóm hỉnh, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
phép đối chặt chẽ.
b) Gi?ng di?u tr?m bu?n, phong cỏch trang nhó, th? tho th?t
ngụn bỏt cỳ Du?ng lu?t.
c) S? d?ng diờ?p ngu~, lụ?i no?i khoa truong, phe?p dụ?i cha?t che.~
d) Gi?ng di?u h�o hựng, th? tho th?t ngụn bỏt cỳ Du?ng lu?t.
4.4T?NG K?T:
Những ý nào nói đúng nhất về nội dung của bài thơ?
Phong thái ung dung, tự tại.
b) Khí phách kiên cường,
bất khuất.
c) Niềm tin không đổi dời vào
sự nghiệp giải phóng dân tộc
d) Tất cả các ý trên
5.5 . HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
@. Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài, học thuộc lòng bài thơ
N?m v?ng n?i dung b�i h?c.
@. D?i v?i b�i h?c ? ti?t h?c n�y:
Chu?n bi b�i: Đập đá ở Côn Lôn
Viết đoạn văn 10 dòng phát biểu cảm nghĩ của em về người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong bài thơ?
Chân thành cám ơn Thầy , cô giáo
và Các em học sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Liệu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)