Bài 15. Tính chất vật lí của kim loại

Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Lộc | Ngày 29/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Tính chất vật lí của kim loại thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

* Trường THCS Nghĩa Điền*
* * * Hóa Học 9 * * *
KIM
LOẠI
Fe
Pb
H
Cu
Ag
Au
K
Na
Mg
CHÀO MỪNG THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ LỚP 9B
Hãy quan sát các đồ vật trong các hình sau và cho biết chúng được làm từ chất liệu gì ?
CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

I/ Tính dẻo:
Các em hãy nghiên cứu và cho biết điều gì xảy ra trong các thí nghiệm sau và hãy giải thích:
Tại sao dây đồng chỉ bị dát mỏng còn mẫu than lại bị vỡ vụn.
Bài 15 - Tiết 21:
Tính chất vật lí của kim loại
1. Dùng búa đập vào
đoạn dây nhôm (đồng)
2. Lấy búa đập vào
một mẩu than
1.Dây nhôm(đồng) bị dát mỏng
2.Mẫu than bị vỡ
I/ Tính dẻo:
Em hãy quan sát so sánh kích thước độ dày mỏng của các đồ vật bằng nhôm sau:
Bài 15 - Tiết 21:
Tính chất vật lí của kim loại
Tại sao người ta có thể dát mỏng kéo sợi hoặc sản xuất ra những đồ dùng với kích thước khác nhau?
- Kim loại có tính dẻo
- Kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau. Do có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau.
Qua đó em có nhận xét gì về tính dẻo của kim loại?
Theo em thì tính dẻo có giống nhau ở các kim loại khác nhau không ?
Có thể em chưa biết!
Chắc có em đã từng nghe 1g vàng có thể kéo thành sợi dài
3 km , lá vàng có thể dát mỏng tới 0,0001mm, nghĩa là mảnh hơn sợi tóc người 500 lần. Ngoài vàng, một số kim loại chuyển tiếp như Cu, Ag, Cr cũng có tính dẻo cao.
Chắc các em đã biết ở Mianma có các ngôi chùa mà mái của nó được dát toàn bằng vàng . Chắc là phải tốn vàng lắm nhỉ? Thực sự thì cũng không tốn lắm bởi tính đặc biệt mềm dẻo của vàng. Một gam vàng có thể kéo thành sợi dài 3km.!!!!
Bài 15 - Tiết 21:
Tính chất vật lí của kim loại
I/ Tính dẻo:
- Kim loại có tính dẻo
- Kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau. Do có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau.
Tại sao khi bật công tắc bóng đèn lại sáng?
II/ Tính dẫn điện:
Vì dây kim loại dẫn điện từ nguồn điện đến bóng đèn
Trong thực tế dây dẫn điện thường được làm bằng kim loại nào?
Kim loại thường dùng làm dây dẫn điện: đồng, nhôm.
Khả năng dẫn điện của các kim loại như thế nào?
Khả năng dẫn điện của các kim loại là khác nhau
I/ Tính dẻo:
II/ Tính dẫn điện:
Qua đó em có nhận xét và kết luận gì về tính dẫn điện của kim loại?
Bài 15 - Tiết 21:
Tính chất vật lí của kim loại
-Kim loại có tính dẫn điện
-Kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Do có khả năng dẫn điện, một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện
Khi dùng đồ điện làm thế nào để tránh điện giật?
Không nên sử dụng dây điện trần hoặc dây điện đã bị hỏng lớp bọc cách điện.
I/ Tính dẻo:
II/ Tính dẫn điện:
Làm thí nghiệm theo nhóm :
+ Đốt nóng một đoạn dây thép(hoặc nhôm, đồng…)trên ngọn lửa đèn cồn
Các nhóm quan sát hiện tượng và giải thích.
Bài 15 - Tiết 21:
Tính chất vật lí của kim loại
III/Tính dẫn nhiệt:
* Hiện tượng: phần không tiếp xúc với ngọn lửa cũng nóng lên
* Giải thích: do dây thép( đồng, nhôm) đã truyền nhiệt
Vậy khả năng dẫn nhiệt của các kim loại như thế nào?
- Kim loại có tính dẫn nhiệt
- Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Do có tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác, một số kim loại được sử dụng làm dụng cụ nấu ăn
Tính dẫn nhiệt của kim loại đã được ứng dụng gì trong cuộc sống?
Do có tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác nên một số kim loại được sử dụng làm dụng cụ nấu ăn
Bài 15 - Tiết 21:
Tính chất vật lí của kim loại
I/ Tính dẻo:
II/ Tính dẫn điện:
III/Tính dẫn nhiệt:
Bằng mắt thường chúng ta cũng có thể phân biệt được 3 chiếc nhẫn làm bằng 3 kim loại vàng, bạc, đồng. Tại sao chúng ta có thể phân biệt được?
- Kim loại có ánh kim, mỗi kim loại có màu ánh kim riêng.
Nhờ có ánh kim kim loại được sử dụng làm gì?
- Được sử dụng làm đồ trang sức, đồ trang trí
IV/ Tính ánh kim:
Ca
Fe
Kim loại khác nhau có màu ánh kim khác nhau
Nhờ có ánh kim trang sức bằng kim loại lấp lánh rất đẹp.
Củng cố
Kim loại có………………………………………………Ngoài ra kim loại còn có những tính chất vật lý khác.
Căn cứ vào tính chất ……………………….và một số tính chât khác, người ta sử dụng kim loại trong……………và trong…………………………..
PHIẾU HỌC TẬP 1
Dùng từ , cụm từ dưới đây điền vào chỗ trống sao cho được các kết luận đúng.
Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có ánh kim, vật lý, đời sống, sản xuất.
PHIẾU HỌC TẬP 1(TRẢ LỜI)
Kim loại có Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có ánh kim Ngoài ra kim loại còn có những tính chất vật lý khác.
Căn cứ vào tính chất vật lý.và một số tính chât khác, người ta sử dụng kim loại trong đời sống và trong sản xuất
Củng cố
PHIẾU HỌC TẬP 2
Hãy kể tên 3 kim loại được sử dụng để:
Làm vật dụng gia đình…
Sản xuất dụng cụ, máy móc…
Làm đồ trang sức…
PHIẾU HỌC TẬP 2(TRẢ LỜI)
Hãy kể tên 3 kim loại được sử dụng để:
Làm vật dụng gia đình: sắt, nhôm, đồng
Sản xuất dụng cụ, máy móc: sắt , nhôm, niken
Làm đồ trang sức: vàng , bạc , đồng
Một số thông tin bổ sung
1- Bao nhiêu nguyên tố kim loại đã được biết ?
Hiện nay đã có khoảng 90 nguyên tố kim loại .
2- Kim loại có tính vật lí nào khác ?
Khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy và độ cứng … của kim loại
Vài kỷ lục trong thế giới kim loại
- Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất: Osmi (Os) với d = 22,7g/cm3.
- Kim loại nhẹ nhất: Liti (Li) với d = 0,53g/cm3
- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất: Vonfram (W) với tnc = 34100C.
- Kim loại dẻo nhất: Vàng (Au)
- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: thủy ngân (Hg) với tnc = −390 C.
- Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất: Bạc (Ag)
- Kim loại được con người sử dụng làm công cụ sớm nhất: Đồng (Cu)
- Kim loại có trữ lượng lớn nhất: Nhôm (Al), chiếm 7% về khối lượng vỏ trái đất.
Em có biết?
Về nhà:
Làm bài tập 2,3,4 sách giáo khoa
Học bài, chuẩn bị bài “Tính chất hóa học của kim loại”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Lộc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)