Bài 15. Thuyết minh về một thể loại văn học

Chia sẻ bởi Dặng Anh Tuấn | Ngày 02/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Thuyết minh về một thể loại văn học thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

trường trung học cơ sở hồng phong
Giáo viên: Bùi Thị Tuệ
Trường THCS Hồng Phong
Hồng Phúc : 8 - 12 - 2008
Nhiệt liệt chào mừng các thầy, cô giáo
và các em học sinh tham gia hội giảng
Kiểm tra bài cũ

Đoạn văn sau được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Những cây hoa lan thuộc về họ lan, một họ thực vật lớn nhất trong lớp cây một lá mầm, gồm nhiều loài nhất.Cho đến đầu thập kỉ vừa qua, toàn thế giới có khoảng hơn một trăm nghìn loài lan, xếp trong tám trăm chi. Trong số một trăm nghìn loài lan ấy có khoảng 25 nghìn loài lan rừng và 75 nghìn loài lan lai.
A. Tự sự C. Thuyết minh
B. Nghị luận D. Biểu cảm
Đáp án: C
Ngữ văn
Tiết:61
Tập làm văn
Thuyết minh về một thể loại văn học
I) Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học:
Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: thuyết minh
- Đối tượng: Đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú
- Phương pháp: các phương pháp thuyết minh
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Bội Châu
Vẫn là hào kiệt,vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống ,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con !
2) Quan sát hai bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu và bài " Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh:
*Nhận xét:
- Bố cục: đề, thực, luận, kết
- Số dòng: 8 dòng/1 bài ( bát cú)
- Số tiếng: 7 tiếng/1 dòng (thất ngôn)
- Số dòng số chữ trong bài bắt buộc không thể thêm, bớt.
"Vào nhà ngục QĐCT"
T B B T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
T B T T T B B
T B B T B B T
T T B B T T B
B T T B B T T
B B B T T B B
"Đập đá ở Côn Lôn"
B B T T T B B
B T B B T T B
T T T B B T T
B B T T T B B
T B B T B B T
B T B B T T B
T T T B B T T
B B B T T B B
* Luật bằng trắc:
+ Đối: - Đối thanh: Các tiếng 2-4-6 trong các dòng 1- 2; 3- 4; 5- 6; 7- 8 đối nhau về thanh ví dụ: B - T hoặc T- B
+ Niêm: Các tiếng: 2-4-6 trong các dòng 1- 8; 2- 3; 4- 5; 6-7 cùng vần với nhau ví dụ:B- B hoặc T- T .
* Hiệp vần:
+ Hiệp vần ở các tiếng cuối dòng 2- 4- 6- 8, tù- thù; châu-đâu, vần bằng (vần chân giãn cách)
+ Hiệp vần ở các tiếng cuối dòng 2- 4- 6- 8, non- hòn; son- con- vần bằng (vần chân giãn cách)
* Nhịp thơ: 4/3 hoặc 3/ 4
- Cặp câu đối nhau: câu 3- 4; 5- 6 đối ý, thanh, từ loại.
Bài " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"
Bài " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"
-Tiếng thứ 2 của câu đầu là thanh B thì bài thơ theo luật B và ngược lại.
2.Lập dàn bài:
a) Mở bài:
- Là thể thơ có nguồn gốc từ thơ Đường luật ( thời nhà đường Trung Quốc). ở Việt Nam thời trung đại các nhà thơ rất yêu chuộng thể thơ này và thường sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
b) Thân bài:
Nêu các đặc điểm của thể thơ về:
- Bố cục: cân đối đề, thực, luận, kết
- Số câu, số chữ: mỗi bài 8 câu mỗi câu 7 chữ không thể thêm, bớt.
- Luật bằng, trắc : các chữ thứ 2-4-6 trong mỗi dòng thơ bắt buộc theo luật B- T .
Nêu định nghĩa chung về thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Đối, niêm: các chữ thứ 2- 4- 6 trong các dòng 1- 2; 3- 4; 5- 6; 7- 8 đối nhau về thanh B- T; các chữ thứ 2- 4- 6 trong các dòng 1- 8; 2- 3; 4- 5; 6-7 niêm với nhau.
- Vần: Thường gieo vần chân giãn cách , vần bằng (độc vận)-tạo sự uyển chuyển.
- Ngắt nhịp: Thường là 4/3 hoặc 3/ 4- tạo nhạc điệu cho bài thơ.
- Ưu điểm: bố cục cân đối, hài hoà, nhạc điệu trầm bổng, đăng đối nhịp nhàng.
- Nhược diểm: có nhiều gò bó về số chữ, số câu, luật bằng,trắc.
c) Kết bài:
Nêu cảm nhận chung về vẻ đẹp của thể thơ TNBC và vị trí của thể thơ này trong thơ Việt Nam.
* Ghi nhớ:
-Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học ( thể thơ hay văn bản cụ thể) trước hết phải quan sát,nhận xét, sau đókhái quát thành những đặc điểm.
-Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.
II) Luyện tập:
Lập dàn bài cho đề bài sau:
Đề bài: Hãy thuyết minh đặc điểm chính của thể loại truyện ngắn trên cơ sở những truyện đã học (Tôi đi học; Lão Hạc; Chiếc lá cuối cùng)
a) Mở bài:
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự loaị nhỏ. Nội dung bao trùm hầu hết các phương diện của cuộc sống.
b) Thân bài:
Đặc điểm của truyện ngắn.
- Thường ít nhân vật và sự kiện.
- Cốt truyện thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế.
- Kết cấu: ngắn gọn,không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến.
c) Kết bài:
Dàn bài
- Kết hợp miêu tả , miêu tả nội tâm, nghị luận, biểu cảm..
Nêu định nghĩa về thể loại truyện ngắn.
Nêu cảm nhận về thể loại truyện ngắn.
- Nhân vật, sự việc: có nhân vật chính, nhân vật phụ, sự viêc chính, sự việc phụ.
Phương thức biểu đạt chính là tự sự.
* Củng cố:
? Thuyết minh về một thể loại văn học cần chú ý điều gì.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học ghi nhớ
- Viết bài hoàn chỉnh cho dàn bài thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Ôn tập phần văn thuyết minh.
Chân thành cảm ơn các thầy cô
và các em học sinh !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dặng Anh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)