Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 -1925)

Chia sẻ bởi Trần Văn Oanh | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 -1925) thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Bài 2 - Phong trào cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất

(1 tiết)
MỤC TIÊU TIẾT HỌC
Sau khi kết thúc bài học, các em phải thể hiện sự hiểu, biết của mình về chủ đề :
Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và thế giới đối với Việt Nam sau chiến tranh.
Những nét chính về phong trào yêu nước dân chủ công khai (của giai cấp tư sản dân tộc, tiểu tư sản) và phong trào công nhân.
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước (1919 – 1925).
1. Ảnh hưởng của tình hình thế giới đến Việt Nam sau chiến tranh.
Tình hình thế giới sau chiến tranh có tác động,
ảnh hưởng như thế nào tới cách mạng Việt Nam?
2. Trong số những tác động, ảnh hưởng trên, điều
gì là quan trọng nhất? Vì sao?
Ảnh hưởng của tình hình thế giới đến cách mạng Việt Nam
sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công, nước XHCN hiện thực đầu tiên trên thế giới ra đời
Quốc tế III thành lập (2 – 1919) đánh dấu một giai đoạn phát triển mới cho cách mạng thế giới.
Đảng cộng sản Pháp ra đời (1920)
Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời (1921)
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến và CNTB, đưa công nhân, nông dân lên nắm quyền và xây dựng chế độ mới XHCN.
Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản (dưới tác động của Cách mạng tháng Mười) diễn ra mạnh mẽ. Ở nhiều nước, giai cấp vô sản đã bắt đầu bước lên vũ đài chính trị.
Quốc tế cộng sản ra đời ở Mát-xcơ-va (2-1919) và các Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921), Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (1921),… càng thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
Ảnh hưởng của tình hình thế giới
đối với cách mạng Việt Nam
Nhóm 1: Phong trào yêu nước dân chủ công khai (của giai cấp tư sản dân tộc, các tầng lớp tiểu tư sản trí thức) có điểm gì nổi bật?
Nhóm 2: Thông qua các phong trào yêu nước dân chủ công khai, hãy rút ra nhận xét về mục đích, tính chất, những mặt tích cực và hạn chế của phong trào?
Nhóm 3: Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925 diễn ra như thế nào?
Nhóm 4: Trong số các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam (1919 -1925), phong trào nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Thời gian: 3 phút
2. Phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) và phong trào công nhân (1919-1925).
Nguyên nhân: Tư sản dân tộc muốn vươn lên kinh doanh, buôn bán nhưng bị thực dân Pháp chèn ép nên họ đã phát động phong trào đấu tranh.
Hình thức: Năm 1919, phát động phong trào chấn hưng nội hóa (chỉ dùng hàng nội), bài trừ ngoại hóa (không dùng hàng nước ngoài). Năm 1923, chống độc quyền cảng S.Gòn và độc quyền cảng lúa gạo Nam Kỳ của tư bản Pháp; sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi.
Tổ chức chính trị: Thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng và đưa ra khẩu hiệu đòi quyền tự do, dân chủ.
Nhận xét: Mục tiêu của phong trào chủ yếu là đòi quyền lợi kinh tế (do bị thực dân trèn ép), hoạt động mang tính cải lương, chỉ phục vụ cho tầng lớp tư sản, khi Pháp cho một số quyền lợi thì lại thỏa hiệp với chúng nên bị quần chúng nhân dân vượt qua.
a. Phong trào yêu nước dân chủ công khai của giai cấp tư sản dân tộc.
Nguyên nhân: Do thực dân Pháp áp bức, bóc lột nặng nề.
Thành phần: Đông đảo học sinh, sinh viên, giáo viên, nhà báo,…
Hình thức: Mít tinh, biểu tình, bãi khóa, lập các nhà xuất bản tiến bộ để ra sách, báo cổ động tinh thần yêu nước (Chuông rè, An Nam trẻ,…). Sự kiện nổi bật nhất là phong trào đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Châu Trinh (1926).
Tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, hội Phục Việt, hội Hưng Nam, đảng Thanh niên.
Nhận xét: Mục tiêu của phong trào là chống cường quyền áp bức, đòi quyền tự do dân chủ  mang tính chất yêu nước, dân chủ rõ nét, đã thức tỉnh lòng yêu nước, tiếp thu cái mới và truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân.
Hạn chế: Đấu tranh còn bồng bột, chưa có chính đảng lãnh đạo.
b. Phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức.
Nguyên nhân: Do bị áp bức, bóc lột nặng nề, lại được sự cổ vũ từ phong trào đấu tranh của công nhân thế giới (Pháp và Trung Quốc) nên phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam có bước phát triển mới.
Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: Năm 1922, công nhân viên chức các sở công thương của Pháp ở Bắc Kỳ đòi nghỉ chủ nhật có trả lương; công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn – Sài Gòn bãi công (1922); công nhân nhà máy dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương (1924) ,… Tuy nhiên, phong trào đấu tranh thời kỳ này vẫn mang tính lẻ tẻ, tự phát vì chưa được tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin.
Từ tháng 8. 1925, phong trào đấu tranh của công nhân VN đã chuyển sang tự giác, thông qua cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son (cảng Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng lãnh đạo (Phong trào đã có tổ chức, có sự lãnh đạo và thể hiện tinh thần quốc tế vô sản vì đã ngăn chặn tàu chiến Pháp chở binh lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc).
c. Phong trào công nhân (1919-1925)
3. Nguyễn Ái Quốc và việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về trong nước (1919-1925)
Trình bày những hiểu biết của em về tiểu sử và hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ 1890 đến 1917?
Trong những năm 1919 -1925, Nguyễn Ái Quốc đã làm gì để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam?
Kết luận: N.A.Quốc đã tìm ra được con đường đúng đắn cho CMVN – con đường đi theo CM tháng 10 Nga. Tất cả những hoạt động của Người đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam sau này.
CÙNG NHAU THI TÀI
1
2
3
4
5
6
Nguyễn Ái Quốc xuất
dương ra đi tìm đường
cứu nước vào ngày,
tháng, năm nào?
Tình hình thế giới sau
chiến tranh có tác
động và ảnh hưởng
như thế nào đến
cách mạng nước ta?
Phong trào yêu nước
dân chủ công khai
của giai cấp tư sản
dân tộc diễn ra như
thế nào?
Trong những năm từ
1923 -1924, Nguyễn
Ái Quốc làm gì?
Ở đâu?
Nguyễn Ái Quốc đọc
được bản Luận cương
của Lê-nin từ khi nào?
Sự kiện này có ý
nghĩa gì?
Trong các phong trào
đấu tranh của giai cấp
công nhân Việt Nam
(1919-1925), phong trào
nào là quantrọng nhất?
Vì sao?
1
6
3
2
4
5
GIBUTI
PÊTRÔGRAT
1924
1928-1929
1927
1935
BACK
NGUYỄN ÁI QUỐC VẠCH TRẦN TỘI ÁC
CỦA BỌN THỰC DÂN VÀ CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC
BACK
SỰ GIÀU CÓ VÀ VĂN MINH CỦA NƯỚC MĨ !
BACK
NGUYỄN ÁI QUỐC TẠI HỘI NGHỊ
QUỐC TẾ NÔNG DÂN 1924
BACK
Trình bày của Nguyễn Ái Quốc
tại Đại hội QTCS lần thứ V (1924)
BACK
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Các Slide số 4, 11, 12 và 13 trong bài giảng có Link (liên kết với nhau), vì vậy cần phải kích chuột vào biểu tượng thì hình ảnh mới hiện ra. Cụ thể:
Slide 4: Kích vào 3 biểu tượng (có hình bàn tay). Nếu muốn biểu tượng biến mất thì lại kích vào đó.
Slide 11: Kích “tìm đường cứu nước” để xem “Hành trình tìm đường cứu nước” của Người và” 1911-1918” để xem hình ảnh “Văn minh nước Mĩ” N.A.Q chứng kiến. Những chỗ nào có hình ảnh nhấp nháy 3 lần là có hình ảnh phụ họa, nếu muốn biến mất thì lại kích chuột vào đó.
Slide 12: Kích vào năm 1921-1922 để xem đoạn tư liệu “Nguyễn Ái Quốc vạch trần tội ác của CNĐQ”.
Slide 13: Kích vào “6-1923” để xem N.A.Q tại Đại hội quốc tế nông dân và “1924” để xem N.A.Q tại Đại hội QTCS lần thứ V.
Lưu ý: Sau khi xem xong phải bấm vào nút “Back” ở góc phải màn hình để quay về vị trí ban đầu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)