Bài 15. Ôn tập phần Tập làm văn

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thắm | Ngày 08/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Ôn tập phần Tập làm văn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ– KRÔNG NĂNG- ĐẮK LẮK
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ VỚI LỚP 9C
Tiết 82 : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 9 tập 1 có những nội dung lớn nào?
những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
*Văn thuyết minh:Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
*Văn bản tự sự với hai trọng tâm :
Một là, sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm,giữa tự sự với lập luận.
Hai là, một số nội dung mới trong văn bản tự sự:Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự;người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự
Tiết 82 : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
Tiết 82 : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
Trong văn bản thuyết minh , nhiều khi người ta phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động và hấp dẫn
Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả,tự sự giống và khác với văn bản miêu tả,tự sự ở điểm nào?
Tiết 82 : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
=>Tuy vậy văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả và tự sự giống văn tự sự và miêu tả ở chổ nó đều làm đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể sinh động hơn.Tuy nhiên văn thuyết minh coi miêu tả, tự sự chỉ là sự hỗ trợ
Tiết 82 : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
Sách ngữ văn 9,tập 1 nêu lên nội dung gì về văn bản tự sự?
Những nội dung chính trong văn tự sự ở lớp 9 tập 1:
+ Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm,nghị luận , đối thoại và độc thoại,người kể trong văn tự sự.
+ Kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản
+ Vai trò ,tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận, đối thoại và độc thoại người kể chuyện trong văn tự sự.
Tiết 82 : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
Vai trò,vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào?
* Miêu tả nội tâm giúp cho người viết văn bản tự sự đi sâu phân tích, trình bày những diễn biến tâm lý, cảm xúc,ý nghĩ …của các nhân vật trong câu chuyện
* Nghị luận trong văn bản tự sự giúp người có thể trình bày những vấn đề về nhân sinh, về lý tưởng,về triết lý sống…rút ra từ diễn biến của câu chuyện, từ cuộc đời của các nhân vật.
Tiết 82 : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
*Đoạn 1:Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được.Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi.Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường.Còn điều gì lo lắng nữa đâu!Mẹ không lo,nhưng vẫn không ngủ được.Cứ nhắm mắt lại là dường như tiếng đọc bài trầm bổng:”Hằng năm cứ vào cuối thu…mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”
Đoạn2:Tôi nghĩ bụng:Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư.Cũng giống như những con đường trên mặt đất;kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường.Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
Đoạn 3:Hơĩ ơi lão Hạc!Thì ra đến lúc cùng lão cũng làm liều như ai hết
Một người như thế ấy…Một người đã khóc vì trót lừa con chó!...Một ngừơi nhịn ăn để tiền lại làm ma,bởi không liên lụy đến hàng xóm láng giềng…Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh tư để có ăn ư?Cuộc đời này quả thực cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn
Tiết 82 : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
* Độc thoại là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp( mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng)
*Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không nói thành lời mà chỉ nghĩ trong đầu thì gọi là độc thoại nội tâm.
Tiết 82 : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
Đoạn văn sau có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm:
{…} Tôi cất giọng véo von:
Cái Cò, cái vạc, cái Nông
Ba cái cùng béo , vặt lông cái nào?
Vặt lông cái Cốc cho tao
Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.
Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phái cửa hang tôi, hỏi:
- Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Đứa nào cạnh khoé gì tao thế?
Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh vắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “ mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”
( Dế Mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài)
Tiết 82 : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
Yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm có vai trò và tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự?
Vai trò, tác dụng của yếu tố đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm: là những hình thức quan trọng để thể hiện đặc điểm tính cách, tư tưởng…của nhân vật trong văn bản tự sự.
Tiết 82 : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
Giờ học kết thúc
cảm ơn các thầy cô giáo và các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thắm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)