Bài 15. Ôn tập phần Tập làm văn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải | Ngày 08/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Ôn tập phần Tập làm văn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô giáo về dự giờ
môn: ngữ văn 9
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hải
Trường THCS An Hòa - An Dương
NỘI DUNG LỚN
ôn tập phần tập làm văn
Ngày 7 tháng 12 năm 2010
Bài 15 - Tiết 82
BTTN
1. Đáp án nào nói đúng nhất tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
A. Góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
B. Góp phần làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
C. Góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh.
D. Làm cho người đọc hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng
A
BTTN
2. Đáp án nào nói đúng nhất tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
A. Góp phần làm cho đối tượng thuyết minh trở nên riêng biệt với các đối tượng khác.
B. Làm cho lập luận thêm chặt chẽ, mang tính thuyết phục cao.
C. Góp phần làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật và gây ấn tượng.
D. Làm cho người đọc có những ấn tượng mạnh mẽ về đối tượng thuyết minh.
C
BTTN
Đáp án nào nói đúng nhất vai trò của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
A. Làm cho văn bản thuyết minh được triển khai theo một trình tự hợp lí.
B. Làm cho văn bản thuyết minh tái hiện lại rõ nét trạng thái của sự vật.
C. Làm cho văn bản thuyết minh được cụ thể, sinh động và hấp dẫn.
D. Cả 3 đáp án A, B, C đều sai.
C
* Câu hỏi thảo luận nhóm: So sánh văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn bản miêu tả, văn bản tự sự. Tổ 1 viết ra bảng phụ.
* Bài tập: ? Đọc đoạn văn thuyết minh sau, xác định và phân tích việc sử dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.

Xuân qua, hè tới cây phượng trổ bông: Hoa phượng nở thành chùm lớn, có năm cánh (bốn cánh màu đỏ tươi và một cánh màu đỏ lốm đốm trắng. Nhụy phượng thường được dùng để chơi chọi gà, là một túi phấn hình bầu dục, dài và cong. Khi tiếng ve kêu ra rả, mùa thi sắp tới cũng là lúc hoa phượng nở nhiều nhất. Cả một màu đỏ nồng nàn như lửa bao phủ khắp ngọn cây làm sáng cả một khoảng trời bừng bừng sức sống, cây phượng già như trẻ lại. (Văn mẫu 9)
Tác dụng của yếu tố miêu tả: Làm nổi bật được đặc điểm của hoa
phượng, khiến nó hiện lên cụ thể, sinh động và gây được ấn tượng
mạnh mẽ với người đọc về màu sắc rực rỡ của loài hoa này.
Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật: Làm nổi bật
được vẻ đẹp đặc trưng của hoa phượng, đem lại nhiều
cảm giác thú vị cho người đọc khi cảm nhận vẻ đẹp ấy.
VĂN TỰ SỰ
Hoạt động theo góc: (Làm ở nhà)
Góc 1: Trong văn tự sự có thể kết hợp với yếu tố miêu tả như thế nào? Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự? Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì? Tác dụng? Lấy VD.
Góc 2: Sự kết hợp của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: cách kết hợp, phương tiện, tác dụng. Lấy VD.
Góc 3: Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự? Tác dụng? Lấy VD.
Góc 4: Trong văn bản tự sự người kể chuyện có những hình thức kể chuyện nào? Đặc điểm của từng hình thức. Vai trò của người kể chuyện? Lấy VD trong các văn bản tự sự đã học.

* Bảng tổng hợp kiến thức.
* Bảng tổng hợp kiến thức:


* Bảng tổng hợp kiến thức.


* Bảng tổng hợp kiến thức:

* BTTN: Cho đoạn văn sau:
Xóm ấy trú ngụ đủ các chi họ Chuồn Chuồn. Chuồn Chuồn Chúa lúc nào cũng như dữ dội, hùng hổ, nhưng kì thực trông kĩ đôi mắt lại rất hiền. Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt, chao một cái đã biến mất. Chuồn Chuồn Ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói lọi, đi đằng xa đã thấy. Chuồn Chuồn Tương có đôi cánh kép vàng điểm đen thường bay lượn quanh bãi những hôm nắng to. Chuồn Chuồn Kim lẩy bẩy như mẹ đẻ thiếu tháng, chỉ có bốn mẩu cánh tí teo…..
(Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí)
1. Yếu tố nào cho thấy cốt lõi của đoạn văn trên là thuyết minh?
A. Giới thiệu chủng loại của họ chuồn chuồn.
B. Tái hiện lại trạng thái, đặc điểm nổi bật của chuồn chuồn.
C. Kể về hành động của chuồn chuồn.
D. Giải thích vì sao có nhiều loại chuồn chuồn.
A

* BTTN: Cho đoạn văn sau:
Xóm ấy trú ngụ đủ các chi họ Chuồn Chuồn. Chuồn Chuồn Chúa lúc nào cũng như dữ dội, hùng hổ, nhưng kì thực trông kĩ đôi mắt lại rất hiền. Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt, chao một cái đã biến mất. Chuồn Chuồn Ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói lọi, đi đằng xa đã thấy. Chuồn Chuồn Tương có đôi cánh kép vàng điểm đen thường bay lượn quanh bãi những hôm nắng to. Chuồn Chuồn Kim lẩy bẩy như mẹ đẻ thiếu tháng, chỉ có bốn mẩu cánh tí teo…..
(Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí)
2. Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn văn thuyết minh trên?
A. So sánh và nói quá. B. Nói quá và ẩn dụ.
C. Nhân hóa và so sánh. D. Nhân hóa và ẩn dụ.
C

* BTTN: Cho đoạn văn sau:
Xóm ấy trú ngụ đủ các chi họ Chuồn Chuồn. Chuồn Chuồn Chúa lúc nào cũng như dữ dội, hùng hổ, nhưng kì thực trông kĩ đôi mắt lại rất hiền. Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt, chao một cái đã biến mất. Chuồn Chuồn Ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói lọi, đi đằng xa đã thấy. Chuồn Chuồn Tương có đôi cánh kép vàng điểm đen thường bay lượn quanh bãi những hôm nắng to. Chuồn Chuồn Kim lẩy bẩy như mẹ đẻ thiếu tháng, chỉ có bốn mẩu cánh tí teo…..
(Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí)
3. Tác dụng của yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì?
A. Làm rõ được hành động của các loại chuồn chuồn.
B. Làm nổi bật đặc điểm của từng loại chuồn chuồn, gây hứng thú cho người đọc đặc biệt là thiếu nhi.
C. Làm rõ phẩm chất của chuồn chuồn.
D. Làm rõ được màu sắc của chuồn chuồn.
B

* BTTN: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong….ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột mừng rõ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng.
C

* BTTN: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong….ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột mừng rõ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

2. Ai là người kể chuyện trong đoạn văn trên?
A. Người kể chuyện giấu mình nhưng trần thuật điểm nhìn của ông họa sĩ.
B. Anh thanh niên.
C. Cô kĩ sư.
D. Bác lái xe.
A

* BTTN: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong….ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột mừng rõ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

3. Cách kể chuyện như đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Làm cho câu chuyện mang tính khách quan.
B. Có thể đi sâu diễn tả suy tư của nhân vật.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
D

* Hướng dẫn học bài ở nhà.
1. Bài vừa học:
+ Giao bài: Nắm được toàn bộ kiến thức đã ôn tập, chọn một đoạn văn tự sự, vận dụng những kiến thức đã học về văn tự sự tìm hiểu theo đặc trưng thể loại.
+ Hướng dẫn thực hiện: Học thuộc phần lí thuyết, chọn một đoạn văn tự sự, phân tích vai trò của tất cả các yếu tố kết hợp trong văn bản tự sự đó và rút ra nội dung, ý nghĩa.
2. Chuẩn bị bài mới: Ôn tập Tập làm văn (tiếp)
+ Giao công việc: Trả lời tiếp các câu hỏi/SGK.
+ Hướng dẫn thực hiện: Tập trung so sánh sự khác nhau giữa các văn bản tự sự đã học ở lớp trước với lớp 9, cách kết hợp các PTBĐ trong các kiểu văn bản; vai trò của việc học Tập làm văn so với các phân môn khác.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
CHÀO CÁC EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)