Bài 15. Ôn tập phần Tập làm văn
Chia sẻ bởi Bùi Thị Thuý |
Ngày 07/05/2019 |
21
Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Ôn tập phần Tập làm văn thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh !
Chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh !
ngữ văn 9
Th 6 ngy 16 thng 12 nm 2011
Tiết 84,85
ôn tập tập làm văn
Thuyết minh
Tự sự
Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận
Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
Người kể chuyện trong văn tự sự
Văn thuyết minh kết hợp với miêu tả
Văn thuyết minh kết hợp với biện pháp nghệ
thuật
Thuyết minh
Tự sự
? Em hãy điền tên khái niệm còn thiếu vào chỗ trống :
-..................là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người, thể hiện bằng các gạch đầu dòng.
-.....................là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, được nói ra thành lời, có gạch đầu dòng.
-................................... là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, không thành lời, không có gạch đầu dòng.
Đối thoại
Độc thoại nội tâm
Độc thoại
So sánh đéc thoại và độc thoại néi t©m:
Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức.............................. để thể hiện nhân vật trong văn tự sự.
quan trọng
- Đối thoại : gợi lên không khí cuộc sống có thật.
- Độc thoại, độc thoại nội tâm : giúp khắc họa sâu sắc nội tâm nhân vật
Tác dụng của các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là gì ?
Hãy tìm một số đoạn văn tự sự có sủ dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự em đã học, đã tạo lập và nêu tác dụng ?
Thảo luận nhóm 3p
Các cậu có bị ăn đòn không ?
Có - Thằng anh lớn trả lời
Tôi thấy khó mà tin được rằng những đứa trẻ này cũng bị đánh đòn như tôi, tôi thấy tức thay cho chúng.
Sao anh lại bắt chim ? - Thằng bé nhất hỏi
Vì chúng nó hót hay lắm.
Không nên bắt, cứ để cho chúng nó muốn bay đi đâu thì bay.
Được, mình sẽ không bắt nữa !
Nhưng anh hãy bắt cho em một con đã.
Em muốn chim gì ?
Chim gì hót vui vui ấy. Để nhốt vào lồng.
Thế thì chim bạch yến nhé ?
Mèo nó bắt mất - Thằng thứ hai nói - Mà bố cũng chẳng cho nuôi.
Thằng anh lớn tán thành :
Đúng đấy, bố chẳng cho nuôi đâu...
Thế các cậu có mẹ không ?
Không - Thằng lớn đáp
-> Tăng cường tính khách quan và làm cho văn bản sinh động hơn, giúp nhân vật trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Đoạn văn sử dụng đối thoại
1. Tôi liền tự hỏi :
- Sao mình chưa bao giờ thấy cuốn nhật kí này bao giờ?
Tôi phân vân : mình có nên xem nhật kí của Trang không ? Tôi nghĩ mình xem trộm một tí cũng chẳng sao. Nhưng đó là những bí mật riêng tư của Trang mà. Thôi mình xem trong đó viết gì để mình hiểu thêm về bạn ấy hơn. Cuối cùng chính sự tò mò ấy đã thôi thúc tôi cầm quyển nhật kí lên xem.
2. Tôi thấy có cái gì cộm ở dưới lưng mình liền lật chiếu lên. Thì ra là một quyển nhật kí xinh xắn bìa màu xanh nhạt có hình những ngôi sao nhỏ. Quyển sổ mới đẹp làm sao ? Suy nghĩ một lúc tôi liền giở ra xem.
-> sự việc đơn giản, không có suy nghĩ, độc thoại, thiếu hấp dẫn
-> sự việc có chiều sâu, bộc lộ được nội tâm nhân vật : đấu tranh nội tâm xem hay không xem, hấp dẫn hơn, sâu sắc hơn.
So sánh hai cách diễn đạt sau :
Văn tự sự thường sử dụng mấy ngôi kể. Phân biệt sự khác nhau của các ngôi kể ? Lấy ví dụ ? Tác dụng của từng ngôi kể là gì ?
Tác dụng :
Ngôi thứ nhất : Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, nói những suy nghĩ, tình cảm, những diến biến tâm lí tinh tế, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật xưng "tôi".
Ngôi thứ ba : người kể có thể kể một cách khách quan, linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, có thể xuất hiện nhiều nơi để kể.
Thường sử dụng hai ngôi kể : ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Ngôi thứ nhất : người kể xưng Tôi, chúng tôi (Chiếc lược ngà, Cố hương, Những đứa trẻ, Trong lòng mẹ, Hai cây phong....)
Ngôi thứ ba : người kể giấu mặt, gọi tên nhân vật bằng tên của họ (Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lá cuối cùng..)
Các cậu có bị ăn đòn không ?
Có - Thằng anh lớn trả lời
Tôi thấy khó mà tin được rằng những đứa trẻ này cũng bị đánh đòn như tôi, tôi thấy tức thay cho chúng.
Sao anh lại bắt chim ? - Thằng bé nhất hỏi
Vì chúng nó hót hay lắm.
Không nên bắt, cứ để cho chúng nó muốn bay đi đâu thì bay.
Được, mình sẽ không bắt nữa !
Nhưng anh hãy bắt cho em một con đã.
Em muốn chim gì ?
Chim gì hót vui vui ấy. Để nhốt vào lồng.
Thế thì chim bạch yến nhé ?
Mèo nó bắt mất - Thằng thứ hai nói - Mà bố cũng chẳng cho nuôi.
Thằng anh lớn tán thành :
Đúng đấy, bố chẳng cho nuôi đâu...
Thế các cậu có mẹ không ?
Không - Thằng lớn đáp
Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhât :
Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được...
Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba :
SUy nghĩ, nêu ưu điểm, hạn chế của từng ngôi kể ?
" Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ ... Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với với Binh Tư . Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:
- Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu : Lão vừa xin tôi một ít bả chó...
Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên . Hắn thì thầm :
- Lão bảo có con chó nào cứ đến vườn nhà lão ...Lão định cho nó xơi một bữa . Nếu trúng lão với tôi uống rượu.
Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đÕn lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết ... Một người như thế ấy ! ... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng ....Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo Binh Tư để có ăn ? Cuộc đời này quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ...
(Nam Cao - Lão Hạc)
Lưu ý : Cách kể, ngôi kể có khi thay đổi - có thể giúp tác giả bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình một cách sinh động : khi trực tiếp. khi gián tiếp, khi đi sâu vào tâm lí nhân vật, khi mô tả một cách lạnh lùng khách quan, tạo cái nhìn nhiều chiều và tránh được sự đơn điệu cho giọng văn trần thuật.
Bài tập :
Em hãy viết một đoạn văn tự sự ( từ 5- 7 câu) theo chủ đề tự chọn trong đó em có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ?(Sử dụng ngôi kể phù hợp)
Chúc các em học tốt !
Kính chúc sức khoẻ các thầy cô giáo !
Tiết 85
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Thuý
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)