Bài 15. Ôn luyện về dấu câu

Chia sẻ bởi Nguyễn Doãn Sơn | Ngày 03/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Ôn luyện về dấu câu thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Câu hỏi lí thuyết:Dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
Dấu ngoặc kép dùng để:
Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghiã đặc biệt hay có hàm ý miả mai
Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,.được dẫn.

Bài tập thực hành: Đánh dấu ngoặc kép vào các câu sau cho đúng.
Câu 1:
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
( trích Văn Hồ Chủ Tịch, NXB Giáo dục.)
Câu 2: Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:
Nghe càng đắm, ngắm càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.
Cái thứ mặt sắt mà ngây vì tình ấy quả không lấy gì làm đẹp.
( Hoài Thanh)
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: " Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."
(trích "Văn Hồ Chủ Tịch", NXB Giáo dục.)

ĐÁP ÁN:
Câu 2:
Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:
" Nghe càng đắm, ngắm càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình."
Cái thứ "mặt sắt" mà "ngây vì tình" ấy quả không lấy gì làm đẹp.
( Hoài Thanh)

Tiết 57:
I.TỔNG KẾT VỀ DẤU CÂU
Ở lớp 6:
Dấu chấm [ . ]
Dấu phẩy [ , ]
Dấu chấm hỏi [ ? ]
Dấu chấm cảm [ ! ]
2. Ở lớp 7:
Dấu ba chấm [ . ]
Dấu chấm phẩy [ ; ]
Dấu gạch ngang [ - ]
Dấu ngoặc đơn [ () ]
3. Ở lớp 8
Dấu hai chấm [ : ]
Dấu ngoặc kép [ "" ]

Cho ví dụ sau:
Ví dụ 1: Chồng chị- anh Nguyễn Văn Dậu- tuy mới hai sáu tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm.(Ngô Tất Tố)
Ví dụ 2: Thi đua yêu nước để:
- Diệt giặc dốt
- Diệt giặc đói
- Diệt giặc ngoại xâm.(Hồ Chí Minh)
Ví dụ 3: Lê- nin.
Ví dụ 4: Pa-ri.
Chú ý:
Dấu câu còn có tác dụng bày tỏ thái độ, tình cảm cuả người viết.
Dấu gạch nối không phải là dấu câu.
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ DẤU CÂU
Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận cuả câu khi cần thiết.
Lẫn lộn công dụng cuả dấu câu.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1 SGK trang 152:
Chép đoạn văn dưới đây vào vở bài tập và điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.
Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít (1) tỏ ra dáng bộ vui mừng (2)
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội(3)
Cái Tí (4) thằng Dần cũng vỗ tay reo (5)
(6) A (7) Thầy đã về(8) A (9) Thầy đã về (10)..
Mặc kệ chúng nó (11) anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phiên cửa (12) nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm (13)Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản (14) anh ta lăn kềnh lên trên chiếc chiếu rách(15)
Ngoài đình (16) mõ đập chan chát (17) trống đánh thùng thùng(18) tù và thổi như ếch kêu (19)
Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản (20) sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi (21)
(22) Thế nào (23) Thầy em có mệt lắm không (24) Sao chậm về thế (25) Trán đã nóng lên đây mà(26)
(Theo Ngô Tất Tố, Tắt Đèn)



Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít , tỏ ra dáng bộ vui mừng .
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội .
Cái Tí , thằng Dần cũng vỗ tay reo :
- A ! Thầy đã về ! A ! Thầy đã về !.
Mặc kệ chúng nó , anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phiên cửa , nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm . Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản , anh ta lăn kềnh lên trên chiếc chiếu rách .
Ngoài đình , mõ đập chan chát , trống đánh thùng thùng , tù và thổi như ếch kêu .
Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản , sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi :
- Thế nào ? Thầy em có mệt lắm không ? Sao chậm về thế ? Trán đã nóng lên đây mà !
(Theo Ngô Tất Tố, Tắt Đèn)



Bài tập 2 trang 152:
Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn văn sau đây và thay vào đó các dấu câu thích hợp ( có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết)
*Bài tập 3: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.
" Hoa mận vưà tàn thì muà xuân đến (1) Bầu trời ngày thêm xanh (2) Nắng vàng càng rực rỡ (3) Vườn cây lại đâm chồi nẩy lộc rồi vườn cây ra hoa(4) Hoa bưởi nồng nàn (5) Hoa nhãn ngọt (6) Hoa cau thoảng qua (7)"
" Hoa mận vưà tàn thì muà xuân đến . Bầu trời ngày thêm xanh . Nắng vàng càng rực rỡ . Vườn cây lại đâm chồi nẩy lộc rồi vườn cây ra hoa . Hoa bưởi nồng nàn . Hoa nhãn ngọt . Hoa cau thoảng qua ."
*Bài tập 4:Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn (chú ý điều chỉnh lại viết hoa cho đúng)
" Người chị dâu đến cở trói cho Mị (1) sợi dây gai dưới bắp chân lỏng ra (2) mị ngã sụp xuống (3) chị dâu nói khẽ vào tai mị(4)
(5) mị(6) đi hái thuốc cho chồng mày(7)"
TÔ HOÀI
" Người chị dâu đến cở trói cho Mị .Sợi dây gai dưới bắp chân lỏng ra , Mị ngã sụp xuống . Chị dâu nói khẽ vào tai Mị :
- Mị ! đi hái thuốc cho chồng mày."
TÔ HOÀI
*Bài tập 5: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.
"Nhiều đấy ư em(1) mấy tuổi rồi(2)
(3) Hai mươi
(4) Ờ nhỉ(5) tháng năm trôi
Sóng bồi thêm bãi(6) thuyền thêm bến
Gió lộng đường khơi(7)rộng đất trời(8)"
Tố Hữu
"Nhiều đấy ư em , mấy tuổi rồi ?
- Hai mươi
- Ờ nhỉ , tháng năm trôi
Sóng bồi thêm bãi , thuyền thêm bến
Gió lộng đường khơi, rộng đất trời !"
Tố Hữu
DẶN DÒ
Về nhà ôn kĩ lại lí thuyết cho thật chắc chắn.
Làm lại tất cả các bài tập đã làm trong sách giáo khoa và bài tập thêm.
Chuẩn bị kiểm tra.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Doãn Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)