Bài 15. Ôn luyện về dấu câu

Chia sẻ bởi Lê Văn Vũ | Ngày 02/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Ôn luyện về dấu câu thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Ngữ Văn 8
Phân môn Tiếng Việt
Bài :ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
I. Tổng kết về dấu câu :
* Dấu câu đã học ở lớp 6:
1. Dấu chấm (.)
Dùng để kết thúc câu trần thuật.
VD : Sân trường làng Mỹ Lý dày đặc cả người. (Thanh Tịnh)
2. Dấu chấm hỏi (?)
Dùng để kết thúc câu nghi vấn.
VD : Sao cô biết mợ con có con ? (Nguyên Hồng)
3. Dấu chấm than (!)
Dùng để Kết thúc câu cầu khiến và câu cảm thán.
VD : Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại !
(Ngô Tất Tố)
4. Dấu phẩy ( , )
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu :
+ Giữa các thành phần phụ của câu với CN, VN.
VD : Một hôm, cô tôi //gọi tôi đến bên cười hỏi.
(Nguyên Hồng)
+ Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
VD : Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn. (Ngô Tất Tố)
+ Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
VD : Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết có nhau. (Thép mới )
+ Giữa các vế trong một câu ghép.
VD : Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống. (Võ Quảng )
Lưu ý : Cũng có khi dấu chấm được dùng để kết thúc câu cầu khiến khi cầu khiến với sắc thái nhẹ nhàng và dấu !? được đặt trong dấu ngoặc đơn sau một ý hoặc một từ ngữ biểu thị ý nghi ngờ hoặc thái độ châm biếm.
VD: + Mẹ đưa bút thước cho con cầm. (Thanh Tịnh)
+ AFP đưa tin một cách ỡm ờ: “Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy” (!?) (Nguyễn Tuân)
=> Đây cũng là một nghệ thuật dùng dấu câu khi làm văn.
* Dấu câu đã học ở lớp 7 :
5. Dấu chấm lửng (...)
+ Dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, sự việc chưa liệt kê hết.
VD : Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... (Hồ Chí Minh)
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hoặc ngập ngừng, ngắt quãng.
VD : Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi !
( Phạm Duy Tốn )
- Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hoặc hài hước, châm biếm.
VD : Cuốn tiểu thuyết được viết trên …bưu thiếp. ( Báo Hà Nội mới )
6. Dấu chấm phẩy ( ; )
- Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
VD : Cốm không phải là thức quà của người ăn vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. ( Thạch Lam )
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
VD : Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút ; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía,... (Phạm Duy Tốn )
7. Dấu gạch ngang ( - )
+ Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
VD : Bác tôi – Cụ Nguyễn Văn An – người giữ cuốn gia phả ấy.
+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời thoại trực tiếp của nhân vật.
VD : Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo :
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
( Tô Hoài )
+ Đặt ở đầu dòng để liệt kê.
VD : Văn học gồm hai bộ phận :
- Văn học dân gian
- Văn học viết
+ Nối các từ trong một liên danh.
VD : Chuyến tàu Hà Nội – Huế khởi hành lúc 12 giờ.
* Lưu ý : Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối : Dấu gạch nối không phải dấu câu mà dùng để nối các tiếng trong các từ mượn tiếng nước ngoài đã phiên âm sang tiếng Việt. Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
VD : Xéc-van-téc ; Đôn Ki-hô-tê ; Xan-chô Pan-xa ; …
* Dấu câu đã học ở lớp 8 :
8. Dấu ngoặc đơn ( )
Dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm ).
VD: Đùng một cái, họ ( những người bản xứ ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” ( Hồ Chí Minh )
9. Dấu hai chấm ( : )
+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.
VD: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh )
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp ( dùng trước dấu ngoặc kép).
VD: Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” ( Thép Mới)
+ Đánh dấu báo trước lời đối thoại (Dùng trước dấu gạch ngang).
VD: ( Xem phần dấu gạch ngang )
8. Dấu ngoặc kép “ ”
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp (Dùng sau dấu hai chấm).
VD : Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”
( Tạ Duy Anh )
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.
VD: Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. ( Thép Mới )
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,…được dẫn.
VD : Hàng loạt vở kịch như: “Tay người đàn bà”, “ Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” ra đời. ( SGK NV 7, tập II).

? Qua phần tổng kết trên, em hãy liệt kê những dấu câu có cùng công dụng.
Dấu chấm, dấu chấm than đều có thể dùng để kết thúc câu cầu khiến.
Các dấu phẩy, gạch ngang, ngoặc đơn và dấu hai chấm đều có thể dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh.
Dấu gạch ngang và dấu ngoặc kép đều có thể dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Lưu ý : HS cẩn thận khi dùng dấu câu, tránh sai sót. Đặc biệt chú ý khi dùng các dấu câu có cùng công dụng, cần chú ý sắc thái ý nghĩa của nó để dùng cho chính xác.
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu :
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
Xét VD, mục 1 - SGK / 151:
Tác phẩm Lão Hạc làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ, cơ cực như lão Hạc.
Hỏi : VD trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào ? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó ?
-> Sửa lại : Tác phẩm Lão Hạc làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ, cơ cực.
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
Xét VD, mục 2 – SGK / 151:
Thời còn trẻ, học ở trường này. Ông là học sinh xuất sắc nhất.
Hỏi : Sau từ này nên dùng dấu gì thì đúng? Vì sao
-> Sửa lại : Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất.
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
Xét VD, mục 3 – SGK / 151:
Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này.
Hỏi : Câu trên thiếu dấu gì để tách các thành phần cùng chức vụ trong câu ?
-> Sửa lại : Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
Xét VD, mục 4 – SGK / 151:
Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu ? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đừng bỏ mặc tôi lúc này.
Hỏi : Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn trên đã đúng chưa ? Vì sao ? Nên dùng dấu gì cho đúng ?
-> Sửa lại: Cuối câu 1 dùng dấu chấm, cuối câu 2 dùng dấu chấm hỏi.
* Ghi nhớ :
Khi viết cần tránh các lỗi sau về dấu câu :
- Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc ;
Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc ;
Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết ;
- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
III. Luyện tập :
BT 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn trong đoạn văn sau.
Con chó nằm ở gậm phản bỗng chốc chốc vẫy đuôi rối rít (,) tỏ ra dáng bộ vui mừng (.)
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xan ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội (.)
Cái Tí (,) thằng Dần cùng vỗ tay reo (:)
(-) A (!) Thầy đã về (!) A (!) Thầy đã về (!) …
Mặc kệ chúng nó (,) anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa (,) nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm(.) rồi lảo đảo đi đến cạnh phản(,) anh ta lăn kềnh ra chiếc chiếu rách(.)
Ngoài đình(,) mõ đập chan chát(,) trống cái đánh thùng thùng(,) tù và thổi như ếch kêu(.)
Chị Dậu ôm con ngồi vào bên phản(,) sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi(:)
(-) Thế nào(?) Thầy em có mệt lắm không(?) Sao chậm về thế(?) Trán đã nóng lên đây mà (!)
BT 2: Phát hiện và sửa lỗi về dấu câu trong các VD sau :
a. Sao mãi tới giờ anh mới về. Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”.
-> Sửa lại : Sao mãi tới giờ anh mới về ? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.
b. Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất nhân dân ta có truyền thống thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ lá lành đùm lá rách.
-> Sửa lại : Từ xưa, trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có truyền thống thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy, có câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách”.
c. Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.
-> Sửa lại : Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.
-> Lưu ý : Trong câu này có thể dùng dấu phẩy sau chữ tháng hoặc có thể không dùng cũng được vì đã có QHT nhưng.
Tóm lại, qua bài học này các em cần nhớ :
- 10 dấu câu đã học và công dụng của nó.
- Cách dùng dấu câu chính xác và hay để tạo được tính nghệ thuật trong văn bản.
- Chú ý các dấu câu có cùng công dụng, cần chú ý sắc thái ý nghĩa của nó để dùng cho chính xác.
- Cần tránh các lỗi thường gặp về dấu câu.
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ


1. Quản lí văn bản
2. Công tác lập hồ sơ
2.1 Quyết định
- Yêu cầu chung cho một quyết định:
+ Tính hiệu quả: Đúng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật.
2.2 Công văn hành chính
- Công văn bao gồm các loại: Công văn hướng dẫn, Công văn phúc đáp, Công văn đôn đốc, Công văn giao dịch. Cần xác định rõ loại công văn để có phương pháp soạn thảo phù hợp với nội dung.
Nội dung công văn thường có ba phần:
+ Mở đầu hoặc đặt vấn đề.
+ Nội dung chủ yếu của công văn.
+ Kiến nghị, yêu cầu, kết luận vấn đề.
2.3 Báo cáo
- Các loại báo cáo: định kì, chuyên đề, bất thường.
- Yêu cầu trong soạn thảo báo cáo: đảm bảo tính chính xác; có trọng tâm, trọng điểm, phân tích, dự báo; cụ thể, kịp thời.
- Phương pháp viết báo cáo:
+ Mở đầu.
+ Đánh giá thành tích.
+ Đánh giá khuyết điểm.
+ Kiến nghị cải tiến
+ Đề nghị cấp trên.
2.4 Tờ trình
Là loại văn bản cấp dưới trình bày với cấp trên để đề nghị xét duyệt, phê chuẩn một chủ trương hoạt động, một phương án công tác, một giải pháp nào đó mà không tự giải quyết được.
Yêu cầu:
+ Phải luận chứng được đầy đủ, rõ ràng những nhu cầu bức thiết.
+ Trình bày cô đọng, súc tích.
- Về nội dung:
+ Phần 1: Lý do đưa ra tờ trình.
+ Phần 2: Những nội dung để xuất cụ thể (các phương án).
+ Phần 3: Phân tích các giải pháp đề xuất, khả năng thực hiện để cấp trên phê duyệt.
2.5 Biên bản
- Là loại văn bản ghi chép lại đầy đủ toàn bộ thong tin về các sự kiện thực tế đang xảy ra trong hoạt động quản lý, giao dịch, hợp đồng và các loại hoạt động có tính chất pháp lý, hoạt động quản lý, giao dịch, hợp đồng.
- Yêu cầu của biên bản: Lưu lại đầy đủ, chính xác, khách quan, trung thực toàn bộ chi tiết của một sự việc.
- Các loại biên bản: biên bản ghi chép diễn biến hội nghị, đại hội. Biên bản bàn giao công việc, tài sản, nghiệm thu.
V. CÔNG TÁC QUẢN LÍ VĂN BẢN TRONG NHÀ TRƯỜNG
Công tác quản lí văn bản là trách nhiệm của người hiệu trưởng và trách nhiệm trực tiếp công tác này với hiệu trưởng là văn phòng nhà trường.
1. Sử dụng văn phòng trong công tác quản lý văn bản ở nhà trường.
2. Tổ chức quản lý văn bản đi và đến.
3. Quản lý dấu và chữ ký
4. Các loại văn bản trong trường
Thông thường được sắp xếp vào 6 loại hồ sơ
4.1 Hồ sơ về tổ chức nhà trường
- Quyết định thành lập trường, văn bản về quy mô, tỉ lệ giáo viên, công nhân viên.
- Văn bản quy định về nhiệm vụ của các thành viên, các tổ chức trong nhà trường.
- Hồ sơ cá nhân của cán bộ, giáo viên.
4.2 Hồ sơ về hoạt động dạy và học
- Chương trình giảng dạy.
- Chỉ thị, nhiệm vụ năm học.
- Hướng dẫn thực hiện chương trình.
- Hồ sơ phân công giáo viên.
- Các văn bản quy định về chế độ công tác của giáo viên.
- Kế hoạch của nhà trường, của các tổ, nhóm.
- Sổ biên bản, nghị quyết của nhà trường.
- Sổ lưu niệm và truyền thống.
- Báo cáo, tổng kết, sơ kết.
- Thời khóa biểu…
4.3 Hồ sơ học sinh
- Sổ danh bạ (đăng kí học sinh).
- Hồ sơ tuyển sinh.
- Hồ sơ lên lớp.
- Sổ chuyển trường, thôi học.
- Sổ khen thưởng.
- Học bạ của học sinh.
- Sổ điểm của nhà trường của giáo viên…
4.4 Hồ sơ sổ sách tài chính
- Quỹ ngân sách: Sổ cái, sổ chi tiết, sổ quỹ, sổ lương, sổ tạm ứng…
- Quỹ ngoài ngân sách.
- Quỹ tự có.
4.5 Hồ sơ về quản lí trường sở
- Hồ sơ cấp đất.
- Hồ sơ thiết kế, quy hoạch nhà trường.
- Hồ sơ quy định, bố trí sử dụng nhà trường.
- Hồ sơ xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn.
4.6 Hồ sơ quản lí thiết bị dạy học
- Sổ tài sản, biên bản kiểm kê tài sản.
- Sổ giao nhận đồ dùng, thiết bị dạy học.
- Sổ cho mượn đồ dùng dạy học.
- Sổ mượn sách, mua sách. (Công tác quản lý thư viện)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Vũ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)