Bài 15. Kiểm tra phần Tiếng Việt
Chia sẻ bởi Đặng Thị Hà |
Ngày 12/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Kiểm tra phần Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 9
Thời gian làm bài 45 phút
I. Phần trắc nghiệm : ( 2 điểm – Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu 1. Phương châm về lượng là:
A. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu , không thừa.
B. Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
C. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
D. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Câu 2: Các thành ngữ "nói dối như cuội", "nói hươu nói vượn" vi phạm PC hội thoại nào?
A. Phương châm cách thức B. Phương châm về lượng.
C. Phương châm về chất. D. Phương châm quan hệ
Câu 3: Trong câu thơ: "Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng lỡ làng"
Từ "xuân" được dùng với phương thức chuyển nghĩa nào?
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hoá
Câu 4 . Từ nào dưới đây là từ tượng hình:
Ha hả B. Thì thầm C. Thánh thót D. Mảnh khảnh
Câu 5 . Hai câu thơ sau đây tác giả đã sử dụng phép tu từ gì?
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)
A. So sánh, ẩn dụ C. So sánh, nhân hóa.
B. Nhân hóa, ẩn dụ. D. So sánh, hoán dụ.
Câu 6: Trong các câu sau câu nào là thành ngữ?
A.Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. C.Có công mài sắt, có ngày nên kim.
B. Được voi đòi tiên. D. Lời chào cao hơn mâm cỗ
Câu 7: Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Màu mỡ B. Gần gũi C. Bờ bãi D. Xó xỉnh
Câu 8: Để vốn từ vựng không ngừng phát triển người Việt Nam ta đã làm gì?
A. Phát triển nghĩa gốc của từ C. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
B. Tạo Từ mới D. Cả A, B, C đều đúng
II.Tự luận ( 8 điểm)
Câu 1. ( 3 điểm) Vận dụng những kiến thức đã học để phân tích sự thành công của việc sử dụng các biện pháp tu từ và từ ngữ trong khổ thơ cuối bài thơ: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”( Phạm Tiến Duật)
Câu 2. (5điểm)Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! (5đ)
Thời gian làm bài 45 phút
I. Phần trắc nghiệm : ( 2 điểm – Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu 1. Phương châm về lượng là:
A. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu , không thừa.
B. Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
C. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
D. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Câu 2: Các thành ngữ "nói dối như cuội", "nói hươu nói vượn" vi phạm PC hội thoại nào?
A. Phương châm cách thức B. Phương châm về lượng.
C. Phương châm về chất. D. Phương châm quan hệ
Câu 3: Trong câu thơ: "Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng lỡ làng"
Từ "xuân" được dùng với phương thức chuyển nghĩa nào?
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hoá
Câu 4 . Từ nào dưới đây là từ tượng hình:
Ha hả B. Thì thầm C. Thánh thót D. Mảnh khảnh
Câu 5 . Hai câu thơ sau đây tác giả đã sử dụng phép tu từ gì?
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)
A. So sánh, ẩn dụ C. So sánh, nhân hóa.
B. Nhân hóa, ẩn dụ. D. So sánh, hoán dụ.
Câu 6: Trong các câu sau câu nào là thành ngữ?
A.Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. C.Có công mài sắt, có ngày nên kim.
B. Được voi đòi tiên. D. Lời chào cao hơn mâm cỗ
Câu 7: Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Màu mỡ B. Gần gũi C. Bờ bãi D. Xó xỉnh
Câu 8: Để vốn từ vựng không ngừng phát triển người Việt Nam ta đã làm gì?
A. Phát triển nghĩa gốc của từ C. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
B. Tạo Từ mới D. Cả A, B, C đều đúng
II.Tự luận ( 8 điểm)
Câu 1. ( 3 điểm) Vận dụng những kiến thức đã học để phân tích sự thành công của việc sử dụng các biện pháp tu từ và từ ngữ trong khổ thơ cuối bài thơ: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”( Phạm Tiến Duật)
Câu 2. (5điểm)Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! (5đ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thị Hà
Dung lượng: 28,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)