Bài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Chia sẻ bởi Lê Thị Thảo | Ngày 01/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
? Bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ
cơ thể? Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
Tiết 15 - Bài 15
ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I - Đông máu.
? Dựa vào thông tin SGK, thảo luận để hoàn thành bảng sau:
Khi bị thương, đứt mạch máu → Máu chảy ra
ngoài, lúc đầu nhiều sau ít dần rồi ngừng hẳn nhờ
khối máu đông bịt kín vết thương.
Đông máu là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể,
nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi
bị thương.
Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu
đông hàn kín vết thương
? Sự đông máu có liên quan đến yếu tố nào của máu?
- Đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu.
? Máu không chảy ra khỏi mạch nữa nhờ đâu?
Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ búi tơ được hình thành ôm, giữ các tế bào máu làm thành khối máu bịt kín vết rách ở mạch máu.
Trong huyết tương có một loại Prôtêin hoà tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu vỡ giải phóng ra các enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu.
Đông máu được coi là một phản ứng tự vệ của cơ thể. Đặc biệt là đối với người bệnh trong phẫu thuật, người bị thương. Nếu ở những người này có số lượng tiểu cầu quá ít (dưới 35000/ml máu) thì máu sẽ khó đông, thậm chí có thể tử vong vì vết đứt, vết thương dù nhỏ sẽ khiến máu chảy ra mãi, nếu không được cấp cứu kịp thời bằng các biện pháp đặc biệt.
Ngày nay y học đã chế được những thứ thuốc làm cho máu chóng đông trên mặt vết thương, những thuốc này được áp dụng trong phẫu thuật. Trước khi tiến hành phẫu thuật, người thầy thuốc phải xác định độ đông máu của người bệnh. Đối với người bị bệnh máu không đông thì phải tiêm thuốc đông máu trước khi phẫu thuật.
Có trường hợp nào máu trong mạch đọng lại thành cục không?
Có hai trường hợp.
- Thành động mạch bị sơ vữa, làm tiểu cầu bị vỡ gây đông máu trong mạch (động mạch vành nuôi tim bị xơ vữa có thể dẫn đến bị nhồi máu cơ tim).
- Trước kia có hiện tượng khi truyền máu thì hồng cầu trong máu của người cho kết dính lại thành cục, gây tắc mạch máu ở người nhận, dẫn đến tử vong. Đó là hiện tượng ngưng máu
Đông máu được coi là phản ứng tự vệ của cơ thể để cầm máu, chống mất máu. Vậy khi mất máu người ta thường xử lý như thế nào?
- Để cứu sống các nạn nhân mất nhiều máu thì phải truyền máu bằng cách lấy máu ở người khoẻ mạnh truyền cho người bị nạn.
- Trong nhiều chứng bệnh, lượng máu cơ thể bị giảm, thì cũng phải áp dụng biện pháp truyền máu.
- Ngày nay việc truyền máu để cứu sống người bệnh và nạn nhân là rất phổ biến trong y học hiện nay.
II - Các nguyên tắc truyền máu.
1. Các nhóm máu ở người.
Tiết 15 - Bài 15
ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I - Đông máu.
Để tìm hiểu về các nhóm máu, người ta đã làm thí nghiệm như sau:
Các Lanxtâynơ dùng hồng cầu của một người trộn với huyết tương của những người khác. Và ngược lại, dùng huyết tương của một người trộn với hồng cầu của những người khác.
? Thí nghiệm thu được những kết quả gì?
+ Hồng cầu có hai loại kháng nguyên A và B.
+ Huyết tương có hai loại kháng thể α và β.
Trong đó α gây kết dính A, β gây kết dính B.
+ Tổng hợp lại: máu ở người có 4 nhóm: A, B, AB, O.
- Ở người có 4 loại nhóm máu: O, A, B, AB.
- Nhóm máu O:
+ Hồng cầu không có kháng nguyên A và B.
+ Huyết tương có kháng thể α và β.

- Nhóm máu A:
+ Hồng cầu chỉ có kháng nguyên A.
+ Huyết tương có kháng thể β
- Nhóm máu B:
+ Hồng cầu chỉ có kháng nguyên B.
+ Huyết tương có kháng thể α

- Nhóm máu AB:
+ Hồng cầu có cả kháng nguyên A và B.
+ Huyết tương không có kháng thể α và β
? Nêu các loại kháng nguyên và kháng thể có ở mỗi nhóm máu?
Hồng cầu không bị kết dính
Hồng cầu bị kết dính
O
A
B
AB
 gây kết dính A
 gây kết dính B
O
AB
B
A
A
AB
B
O
? Dựa vào bảng trên hãy đánh dấu chiều mũi tên chỉ khả năng cho máu và nhận máu không gây kết dính hồng cầu?
? Điều gì đã khiến cho hồng cầu bị kết dính khi truyền cho nhau?
Hiện tượng hồng cầu bị kết dính khi truyền máu người ta gọi là sự ngưng máu. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong khi truyền máu, đặc biệt là khi người ta chưa tìm ra nguyên tắc để truyền máu.
II - Các nguyên tắc truyền máu.
1. Các nhóm máu ở người.
Tiết 15 - Bài 15
ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I - Đông máu.
- Ở người có 4 loại nhóm máu: O, A, B, AB.
- Sơ đồ truyền máu:
2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu.
II - Các nguyên tắc truyền máu.
1. Các nhóm máu ở người.
Tiết 15 - Bài 15
ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I - Đông máu.
? Máu có cả hai loại kháng nguyên A và B có thể truyền cho nhóm máu O được không? Vì sao?
Không truyền được vì: Nhóm máu O có kháng thể α và β…
Trước đây trong truyền máu có nhiều trường hợp gây tử vong vì máu đã dưa vào cơ thể bị đông lại thành cục do hồng cầu dính lại. Ngày nay người ta đã biết rõ nguyên nhân của sự đông máu là do chất gây ngưng có trong huyết tương của người nhận kết hợp với chất bị ngưng có trong hồng cầu của ngững người cho. Người ta đã phân biệt máu của người gồm 4 nhóm: O, A, B, AB. Nhóm máu O gọi là nhóm chuyên cho, nghĩa là người có nhóm máu này thì có thể cho máu bất kì người nào.
Nhóm màu AB gọi là nhóm chuyên nhận, nghĩa là người có nhóm máu này có thể nhận máu bất kì người nào
Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh như vi rút viêm gan B, vi rút HIV …. có thể đem truyền cho người khác được không? Vì sao?
Không truyền được vì sẽ gây bệnh cho người được truyền.
? Trước khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào để đảm bảo an toàn cho người nhận máu?
Khi truyền máu cần làm xét nghiệm để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận gây tắc mạch), tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
- Khi truyền máu cần làm xét nghiệm để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến, tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
? Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho nhóm máu O được không? Vì sao?
Truyền được vì không gây kết dính hồng cầu
? So sánh đông máu và ngưng máu?
- Đông máu là hiện tượng máu chảy ra khỏi mạch thì đông do búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu. Đông máu được coi là phản ứng tự vệ giúp cơ thể cầm máu tránh mất máu.
- Ngưng máu là hiện tượng máu bị đông do hồng cầu bị kết dínhtrong mạch gây tắc mạch dẫn đến tử vong. Nhờ phát hiện ra sự ngưng máu người ta phân loại nhóm máu và đề ra nguyên tắc truyền máu.
? Nêu vai trò của tiểu cầu trong quá trình đông máu ?
- Bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết thương.
- Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.
Hướng dẫn học ở nhà


- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 50.
- Nắm vững cơ chế đông máu, ngưng máu và nguyên tắc truyền máu.
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)