Bài 15. Đập đá ở Côn Lôn

Chia sẻ bởi Trương Thành Công | Ngày 03/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Đập đá ở Côn Lôn thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

GV: Lê Nguyễn Chân Nhi.
Trường THCS Hải Trường
Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”. Phân tích bài thơ?
Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
(Phan Châu Trinh)
I.Tác giả, tác phẩm:
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phan Châu Trinh?
- Là nhà nho yêu nước, nhà cách mạng có tư tưởng dân chủ sớm nhất ở Việt Nam.
- Là người giỏi biện luận và có tài văn chương.
- Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Tháng 4/1908 khi ông bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo( Côn Lôn)
II. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
Thất ngôn bát cú Đường luật (8 câu, mỗi câu 7 chữ).
- Bố cục: Đề, thực, luận, kết.
Nhịp thơ: Câu 1,2,3,4 nhịp 2/2/3.
Câu 5,6,7,8 nhịp 4/3.









- Đây là bài thơ được làm theo thể gì? Những hiểu biết của em về thể thơ này?
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con!

B B T T T B B
B T B B T T B
T T T B B T T
B B T T T B B
T B B T B B T
B T B B T T B
T T T B B T T
B B B T T B B
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Hai câu đề(Câu1-2)
“ Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non”
- Em hiểu như thế nào ý nghĩa của từ “làm trai”?
- “làm trai”(chí nam nhi) ->Ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt.
- Nhà thơ sử dụng từ “lừng lẫy”ở đầu câu thứ hai nhằm nêu bật ý gì?
- Hình ảnh người tù đập đá mang vẻ đẹp hùng tráng, khôi vĩ.
2. Hai câu thực:
“ Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”
- Công việc đập đá tiếp tục được miêu tả như thế nào?
- Công việc lao động nặng nhọc.
- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu này?
Phép đối, nét bút khoa trương.
- Động từ mạnh( xách, ra tay, đánh tan, đập bể).
- Thông qua biện pháp nghệ thuật đó, cho thấy khí thế và hành động của người tù như thế nào?
- Khí thế hiên ngang, hành động quả quyết, mạnh mẽ phi thường.
3. Hai câu luận:
Phép đối-> khó khăn, gian khổ không làm lung lay quyết tâm, ý chí sắt son của người tù.
4. Hai câu kết:
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con !”
“ Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son”
-Đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ
sự nghiệp cứu nước>< thử thách phải gánh chịu trên
bước đường chiến đấu.
-Phép đối được sử dụng như thế nào?
-Tác giả muốn nói điều gì qua hai câu thơ này?
Bài thơ đã làm toát lên những
vẻ đẹp nào của người tù yêu nước?
Bản lĩnh kiên cường, lòng yêu nước
cháy bỏng và niềm tin vào tương lai.
Ghi nhớ:
Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng,
bài thơ Đập Đá ở Côn Lôn giúp ta cảm nhận một hình
tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng
cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không
sờn lòng đổi chí.
Câu hỏi thảo luận
Qua hai bài thơ“Vào nhà ngục Quảng
Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”,
em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp hào hùng,
lãng mạn của những nhà nho yêu nước
và cách mạng đầu thế kỉ XX?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thành Công
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)