Bài 15. Đập đá ở Côn Lôn
Chia sẻ bởi Thach Sene |
Ngày 03/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Đập đá ở Côn Lôn thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Kiểm tra bài cũ
Đọc bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ”của Phan Bội Châu.Nêu ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ.
Em hiểu thế nào là thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Nêu cách nhận dạng thể thơ này?
Tiết 58: Văn bản
Phan Châu Trinh
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Phan Châu Trinh
Một số hình ảnh về Côn Lôn
Cảnh Côn Lôn
Chuồng cọp
Tù chính trị
I- ĐỌC- CHÚ THÍCH VĂN BẢN
1- Tác giả: Phan Châu Trinh(1872-1926),hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã. Bài thơ được sáng tác khi ông bị bắt giam ở nhà tù Côn Đảo.
- SGK trang 147
2-Từ khó: SGK trang 147
3-Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Làm trai đứng giữa / đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho / lở núi non.
Xách búa / đánh tan / năm bảy đống,
Ra tay /đập bể / mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản / thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền / dạ sắt son.
Những kẻ vá trời / khi lỡ bước,
Gian nan chi kể / việc con con!
Phan Châu Trinh
II- Đọc-Hiểu văn bản
* 4 câu thơ đầu:
Làm trai đứng giữa / đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho / lở núi non.
Xách búa / đánh tan / năm bảy đống,
Ra tay / đập bể / mấy trăm hòn.
I- Đọc-chú thích văn bản
II-Đọc -hiểu văn bản
1-Hình ảnh người tù cách mạng:
- Từ“đứng giữa”, ”lừng lẫy”, ”lở núi non” => thế đứng hiên ngang bất khuất của đấng nam nhi. Ý chí kiên cường trước kẻ thù.
- Động từ “xách”, “đánh”, ‘đập” => sự quyết tâm, ý chí căm thù, phá tan chốn tù ngục, lật đổ ách thống trị thực dân.
=> Phép đối , lối nói khoa trương, khẩu khí ngang tàng.
II- Đọc- Hiểu văn bản
* 4 câu thơ cuối:
Tháng ngày bao quản / thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền / dạ sắt son.
Những kẻ vá trời / khi lỡ bước,
Gian nan chi kể / việc con con!
I-Đọc-chú thích:
II- Đọc-hiểu văn bản:
1-Hình ảnh người tù cách mạng:
2-Cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ:
- Câu 5-6 : Nghệ thuật đối lập giữa ngoại cảnh và nội tâm. “thân sành sỏi” “dạ sắt son => Hình ảnh ẩn dụ, vượt qua mọi khó khăn thử thách,kể cả cái chết.
- Câu 7-8: “vá trời”, “lỡ bước”, “việc con con” => Bản lĩnh phi thường của người có chí lớn,khi thất thế vẫn hiên ngang, xem việc tù đày là chuyện nhỏ, không đáng bận tâm.
=> Phong thái ung dung,tự tại,ngạo nghễ, bất khuất. Giọng điệu cứng cỏi. Nụ cười sảng khoái của người chí sĩ trong cảnh tù đày.
Bài tập củng cố
1- Qua bài thơ , em thấy vẻ đẹp của người chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX biểu hiện thế nào?
A-Khí phách hiên ngang lẫm liệt.
B-Ý chí chiến đấu chống kẻ thù.
C-Niềm tin vào sự nghiệp cứu nước.
D-Kết hợp cả 3 ý trên.
2-Nêu đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc lòng bài thơ. Nắm vững nội dung,nghệ thuật bài thơ.
Làm bài tập 2/ SGK trang 150
Soạn bài “Ông Đồ”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thach Sene
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)