Bài 15. Đập đá ở Côn Lôn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bốn | Ngày 03/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Đập đá ở Côn Lôn thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng
quý thầy cô và các em học sinh thân mến
VỀ DỰ HỘI GIẢNG CẤP THÀNH PHỐ 2006-2007
GIÁO VIÊN : LÊ ANH TUẤN
TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT
1
KIỂM TRA BÀI CŨ
HỎI? Đọc thuộc diễn cảm bài thơ " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác". Nêu sơ lược tác giả.
PHAN BỘI CHÂU ( 1867- 1940) Tên thuở nhỏ là Phan văn San tên thật là Sào Nam . Người làng Đan Nhiệm nay xaõ Nam Hoaø, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
-OÂng laø moät nhaø yeâu nöôùc, nhaø caùch maïng lôùn nhaát cuûa daân toäc ta trong voøng hai möôi naêm ñaàu TK XX
2
HỎI? B�i tho V�o nh� ng?c Qu?ng Dơng c?m t�c c?a Phan B?i Ch�u du?c s�ng t�c trong hồn c?nh n�o.
Khi t�c gi? chu?n b? di tìm du?ng c?u nu?c ? nu?c ngồi.
B. Khi t�c gi? dang ho?t d?ng ? nu?c ngồi
C. Khi t�c gi? dang l�nh d?o c�c cu?c kh?i nghia trong nu?c.
D. Khi t�c gi? dang b? giam h�m trong t� ng?c.
D. Khi t�c gi? dang b? giam h�m trong t� ng?c.
O
KIỂM TRA BÀI CŨ
3
KIỂM TRA BÀI CŨ
? Học xong bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác",em hiểu gì về giá trị nội dung và hình thức văn bản này.
Trả lời:
Nghệ thuật: Lời thơ biểu cảm trực tiếp, giọng điệu hào hùng trong thể thơ thất ngôn bát cú
Nội dung: Phản ánh phong thái ung dung, lạc quan, khí phách kiên cường và lòng tin mãnh liệt vào sự nghiệp cứu nước của người yêu nước trong chốn lao tù thực dân đế quốc
4
5
TUẦN 15- TIẾT 58 - VĂN BẢN
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con!
PHAN CHÂU TRINH
6
I .Sơ lược tác giả và tác phẩm
H: Hãy giới thiệu sơ lược tác giả bài thơ ?
-Phan Châu Trinh (1872 -1926) ,hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây lộc,huyện Hà Đông (nay là thôn Tây Hồ , xã Tam Phước, huyện Tam kì) tỉnh Quảng Nam.
-Ông là một chiến sĩ yêu nước, một nhà cách mạng lỗi lạc những năm đầu thế kỉ XX.
1/ Tác giả:
7
2/Tác phẩm:Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ bằng chữ Nôm được làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai đập đá (1908 - 1910) trên Côn Đảo (Côn Lôn) -một hòn đảo nhỏ ở miền đông nam nước ta, cách bờ biển Vũng Tàu hơn trăm km)
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1 Đọc:
2 Giải thích từ khó : (SGK trang 149)
*Đập đá ở Côn Lôn :
*Lao động khổ sai:
Bọn cai ngục bắt các tù nhân vào núi khai thácđá.
Bị quản chế, o ép, đánh đập
8
3. Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
4. Bố cục: Bố cục bài thơ chia ra mấy phần ?
Gồm 4 phần ( hai câu đề�1�-2), (hai câu thực 3-4), (hai câu luận 5-6), (hai câu kết 7-8)
5/ Chủ đề: Mượn chuyện đập đá của tù khổ sai trên đảo Côn Lôn tác giả bày tỏ vấn đề gì?
Khí phách ngang tàng, coi thường mọi gian nan thử thách, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu kiên cường bất khuất của người chiến sĩ yêu nước
9
6.Phương thức biểu đạt
? Bài thơ viết theo phương thức biểu đạt nào.
Biểu cảm và tự sự
B. Biểu cảm và miêu tả
C. Biểu cảm và nghị luận
Biểu cảm và thuyết minh
A. Biểu cảm và tự sự
O
10
III . Phân tích
1.Hai câu đề: 1 và 2
H: Mở đầu bài thơ tác giả tự khẳng định mình là gì ? Nghĩa của từ này như thế nào?
Trả lời: * Làm trai" là quan niệm sống anh hùng của các đấng nam nhi, dám chống chọi với gian nan giữa đảo khơi hiểm nguy để chiến thắng.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
H:Thế đứng của người"làm trai"ở Côn Lôn được thể hiện qua từ ngữ nào?
Làm trai
đứng giữa đất Côn Lôn
11

TL:Người tù đứng giữa đất Côn Lôn, giữa hòn đảo xa, giữa nắng gió của biển trời, núi non hùng vĩ, chế độ nhà tù khắc nghiệt, không gian trơ trụi hoang vắng, điều kiện làm việc nguy hiểm dưới súng đạn roi vọt của quân thù, tính chất công việc lao động cực kì nặng nhọc không cảm thấy mình nhỏ bé mà tự hào về vị thế của mình.
Đó là tư thế hiên ngang, lẫm liệt trước quân thù mặc dù bị tù đày khổ sai, nhưng không hề nao núng vẫn " lừng lẫy làm cho lở núi non"
Hỏi:Không gian làm việc ở đây ra sao? Điều kiện làm việc và tính chất công việc như thế nào? Phẩm chất cao quý nào của người tù đựơc bộc lộ?
12
Thảo luận
Hỏi:Em hãy nêu một câu ca dao hoặc câu thơ cũng nói về chí "làm trai".
Trả lời: "Làm trai cho đáng nên trai
Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài tan!
(Ca dao)
Làm trai đứng ở trong đất trời
Phải có danh gì với núi sông
( Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ)
13


Hỏi : Theo em cụm từ " làm cho lở núi non" có mấy lớp nghĩa. Em hãy phân tích giá trị nghệ thuật của chúng?
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non
Nghĩa đen ? việc đập đá làm lở núi non
Nghĩa biểu trưng ? bộc lộ cái chí lớn và tư thế hiên ngang lẫm liệt của ngưòi tù Côn Lôn.
14
làm cho lở núi non
? Hai câu thơ đầu thể hiện phẩm chất đáng quý nào ở con người Phan Châu Trinh.
A. Lòng kiêu hãnh .
B. Ý chí tự khẳng định mình .
C. Khát vọng hành động mãnh liệt.
D. Kết hợp cả A,B,C.
D. Kết hợp cả A,B,C.
THẢO LUẬN
O
15
2. Hai câu thực 3 - 4
Hỏi:Công cụ lao động của người tù là gì? Hành động của họ ra sao?
Hỏi: Em nhận xét gì về tính chất thực của công việc này?
Xách búa đánh tan năm bảy đống Ra tay đập bể mấy trăm hòn
búa
tay
đánh tan
đập bể
Minh họa cảnh đập đá
16

Hỏi :Xác định từ ngữ đối trong hai câu thơ sau ? Cho biết đối ở phương diện nào? Có tác dụng gì? Câu thơ có các biện pháp tu từ nào khác?
Xách búa đánh tan năm bảy đống




Ra tay đập bể mấy trăm hòn

(Đtừ mạnh)
(Số từ)
(Số từ)
(Ẩn dụ)
(Phép đối)
TL: Lối đối hành động, đối hình ảnh,đối xứng trong 2 câu thơ (Xách búa đánh tan > < Ra tay đập bể) và ( Năm bảy đống > < mấy trăm hòn)
(Khoa trương)
17

________________
____________
__________
__________
(Đtừ mạnh)
Hỏi: Với hành động dũng mãnh " Xách búa đánh tan"và " Ra tay đập bể" thì việc đập đá ở Côn Lôn còn mang một ý nghĩa gì khác?
TL: Hình ảnh ẩn dụ lối nói khoa trương hai câu 3,4 còn mang hàm nghĩa sâu sắc đó là đánh tan , đập bể. Phá tan xiềng xích chế độ tù ngục, chế độ nô lệ của thực dân Pháp gây ra.

Quyết tâm sắt đá, một chí khí hào hùng không nao núng, không lùi bước trước mọi
gian khổ hi sinh của người tù Côn Lôn.
.
18
Hỏi:Ý nào nói đúng nhất về hình ảnh người tù cách mạng được khắc hoạ ở hai câu 3,4.
Khí phách hiên ngang, lẫm liệt.
Chỉ găp khó khăn, trắc trở.
Có sức khoẻ vô địch.
Có tiếng tăm vang dội khắp nơi.
A. Khí phách hiên ngang, lẫm liệt.
THẢO LUẬN
O
19
GV: Bốn câu thơ đầu vẽ ra hình ảnh người trai đứng sừng sững giữa cảnh biển trời mênh mông,hùng vĩ, đặt bản thân sánh ngang cùng núi sông vũ trụ. Đó là tư thế khoẻ mạnh, tự tin, tự hào về tuổi trẻ, sức mạnh và chính nghĩa của con người làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống, đồng thời lại có cái ngang tàng của một người anh hùng hào kiệt, vượt lên coi thường cuộc sống tầm thường.
20
Hỏi : Tìm các từ ngữ được sử dụng phép đối trong câu 5-6 ? Phân tích tác dụng của phép đối trên?
TL: Hai câu 5-6 đối rất chỉnh,tạo ra một sự tương phản, lấy thời gian bị cầm tù "Tháng ngày" đối với gian truân thử thách " Mưa nắng" lấy thân dày dạn phong trần "Thân sành sỏi"với tinh thần cứng cỏi trung kiên " Dạ sắt son"
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi



Mưa nắng càng bền dạ sắt son.


(Ẩn dụ)

(Phép đối)
3. Hai câu luận 5-6
21
_______
_______
_______
_______
_______
_______
TL: Cụm từ "bao quản thân sành sỏi" đối với " càng bền dạ sắt son"là hai hình ảnh ẩn dụ ? Thái độ sẵn sàng chấp nhận một quyết tâm dám thách thức với bạo lực quân thù thân càng dày dạn phong trần bao nhiêu thì dạ càng cứng cỏi, trung kiên bấy nhiêu; cũng có nghĩa là gian nan đã tôi luyện chí khí anh hùng của người tù cách mạng. Tất cả đã làm hiện lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp.
Hỏi: Cụm từ " bao quản thân sành sỏi" đối với" càng bền dạ sắt son" đã gợi lên cho em một suy nghĩ gì về người tù Côn Lôn?
22
Liên hệ thực tế
HỎI: Nêu tấm gương tiêu biểu những người yêu nước bị giam cầm trong nhà tù của thực dân Pháp mà em biết?
Một số chiến sĩ yêu nước bị giam cầm ở nhà tù thực dân đế quốc
-Chiến sĩ cộng sản: LÊ HỒNG PHONG, NGUYỄN THỊ MINH KHAI, NGUYỄN VĂN CỪ .
23
HỎI: Qua hai câu 5-6 em thấy phẩm chất cao quý của người tù được thể hiện như thế nào ?
- Bất khuất trước gian nguy.
- Trung thành với lí tưởng yêu nước.
4. Hai câu kết 7-8
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian chi kể việc con con
HỎI: Cụm từ "vá trời" gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh của sự tích nào?
24
______
TL: Mượn sự tích " vá trời" của Bà Nữ Oa trong thần thoại Trung Hoa ( Trung Quốc)
H:Tác giả sử dụng thủ pháp nào qua hai câu 7-8?
Hỏi : Sự đối lập này có ý nghĩa gì?
TL:Tự hào, kiêu hãnh về công việc to lớn mình theo đuổi. Khẳng định dũng khí hiên ngang, tinh thần lạc quan trước cảnh tù đày. Lý tưởng yêu nước lớn lao mới là điều quan trọng nhất.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước


Gian nan chi kể việc con con!

(Phép đối)
Việc lớn ( Cứu nước)
Việc nhỏ ( đập đá)
Khoa trương( vá trời)
28
______________
__________

TÙ NHÂN BỊ TRA TẤN CHẾT ĐI SỐNG LẠI
26
Hỏi : Bản lĩnh của người tù yêu nước như thế nào?
TL: -Bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đồ đại sư �(vá trời) mà không thành (lỡ bước) - Đó là những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang coi chuyện tù đày, gian nan chỉ là " việc con con"không đáng kể, không đáng nói.
27
Hỏi : Phẩm chất tinh thần cao quý nào của người tù được bộc lộ?
- Tin tưởng mãnh liệt ở sự nghiệp yêu nước của mình .Coi khinh gian lao, tù đày
Hỏi: Trong bốn câu thơ cuối , tác giả bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc về việc gì?
Sự nghiệp cứu nước của mọi người.
Sự nghiệp cứu nước của bản thân.
Những ngày khó khăn mà mình đã trãi qua.
Về công việc đập đá những ngày sắp tới.
A. Sự nghiệp cứu nước của mọi người.
O
THẢO LUẬN
28
IV. TỔNG KẾT
H: Bài thơ được sử dụng các biện pháp tu từ nào?
Nghệ thuật: Bằng bút pháp lãng mạn khoa trương và giọng điệu hào hùng mạnh mẽ. Sử dụng phép đối, ẩn dụ,ngôn ngữ hàm súc đặc sắc.

H: Bài thơ " Đập đá ở Côn Lôn" giúp em cảm nhận gì về hình tượng người tù yêu nước?
Nội dung: Hình tượng người tù yêu nước đẹp, lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước gian nguy nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
29
Củng cố
a) Là một công việc chinh phục thiên nhiên.
b) Là một công việc lao động, khổ sai nặng nhọc.
c) Là một việc làm tầm thường.
d) Là một công việc nhàm chán.
Hỏi:Việc đập đá ở Côn Lôn được tái hiện trong bài thơ của Phan Châu trinh là một công việc như thế nào?
b) Là một công việc lao động, khổ sai nặng nhọc.
O
30
Nhà tù Côn Đảo
Dụng cụ tra tấn
Tù nhân bị tra tấn
Tù nhân Côn Đảo
31
Củng cố
Hỏi: Nhận định nào nói đúng nhất vẽ đẹp của người anh hùng được thể hiện qua bài thơ?
a) Có tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt.
b) Không chịu khuất phục trước mọi hoàn cảnh.
c) Luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son.
d) Kết hợp cả ba nội dung trên.
d) Kết hợp cả ba nội dung trên.
O
32
CŨNG CỐ
HỎI: Qua cả hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, em hãy rút ra những nét chung về vẽ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX?
TL:Đều là thơ tù, tác giả đều là những nhà nho yêu nước, những chí sĩ, lãnh tụ cách mạng nỗi tiếng ở nước ta đầu thế kỉ XX, những người anh hùng từng có thời lỡ bước sa cơ, phải dừng chân ở chốn ngục tù. Nhưng họ đều có tư tưởng hào hùng phong thái ung dung, lạc quan tin tưởng đến sự nghiệp cứu nước của mình.
33
CŨNG CỐ
Hỏi: Qua bài thơ em có suy nghĩ gì gì về những người tù cách mạng dưới thời Pháp thuộc?
TL: Khâm phục tinh thần hiên ngang bất khuất
Chiến đấu cho lí tưởng độc lập tự do của Tổ quốc.
H: Bản thân em phải làm gì để xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước? (HS tự bộc lộ)
Hỏi: Em có biết ở Đồng Nai chúng ta có những nhà tù nào do đế quốc lập ra không?
Nhà tù TÂN HIỆP
34
Hướng dẫn dặn dò về nhà
Học thuộc bài thơ " Đập đá ở Côn Lôn"và nội dung bài học.
Soạn bài Muốn làm thằng Cuội .
Sưu tầm tranh ảnh nói về các sĩ phu yêu nước những năm đầu thế kỉ XX.
* Gợi ý: Lương Văn Can, Vua Duy Tân, Trịnh Văn Cán .( Lịch sử 8 trang 145 và 147)
35
KÍNH CHÀO
THẦY CÔ VÀ CÁC EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bốn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)