Bài 15. Công suất

Chia sẻ bởi Lê Xuân Long | Ngày 29/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Công suất thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Tuần 20 Tiết 19
ND: 8/1
Bài 15: CÔNG SUẤT
*Mục tiêu:
1.1KT: - HS biết khái niệm công suất, ý nghĩa số w ghi trên mỗi đồ dùng điện.
- HS viết được công thức tính công suất, các công thức suy ra, đơn vị từng đại lượng trong công thức.
1.2 KN: Rèn kĩ năng vận dụng công thức giải BT.
1.3 TĐ: Cẩn thận khi chọn lựa công thức và tính toán để giải bài tập.
*Trọng tâm: Khái niệm về công suất, công thức tính công suất, vận dụng công thức tính công suất để giải bài tập
* Chuẩn bị:
- GV: Phương tiện máy chiếu
- HS:
+ Bài cũ: Theo hướng dẫn của tiết 18
+ Bài mới: Đọc kĩ toàn bài và vận dụng công thức giải bài tập.
Chào quí thầy cô đến dự giờ Vật Lí

KHỐI 8!

TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG

Giáo Viên dạy: Nguyễn Văn Chung
*Kiểm tra miệng:
Hãy phát biểu định luật về công?(4đ )
2*. Nêu công thức tính công suất?(1đ)
3. Hãy nêu tên những máy cơ đơn giản cho ta lợi về lực?( 3đ )
4. Một vật có trọng lượng 500N kéo lên cao 2m theo phương thẳng đứng.
a. Dùng 1 ròng rọc động để kéo thì lực kéo là ?(1đ)
b. Quãng đường dịch chuyển đầu dây là bao nhiêu?(1đ)
a. F = P/2 = 500/2 = 250N
b. S = 2.h = 2.2 = 4m
Tuần 21 Tiết 19
ND: 8/1
Bài 15: CÔNG SUẤT
I.AI LÀM VIỆC KHỎE HƠN?(HĐ nhóm 5ph)
An và Dũng dùng ròng rọc cố định đưa gạch lên cao 4m, mỗi viên gạch nặng 16N. Mỗi lần An kéo 10 viên mất 50s, Dũng kéo 15viên mất 60s
C1: Tính công của An và Dũng.
C2: Chọn phương án để biết ai làm việc khỏe hơn?
a.So sánh công, nếu công ai lớn thì người đó khỏe hơn.
b. So sánh thời gian 2 người khi thực hiện công, ai ít thời gian hơn thì người đó khỏe.
c. So sánh thời gian 2 người thực hiện cùng 1 công, ai ít thời gian thì người đó khỏe.
đ. So sánh công của 2 người trong cùng 1 thời gian, công ai lớn hơn thì người đó khỏe.
C3: Từ kết quả của C2 tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống của kết luận sau:
Anh..(1).....làm việc khỏe hơn,vì...........
......(2).........................
(1): Dũng
(2): Cùng 1 công là 1J, thời gian Dũng thực hiện ít hơn của An.
Hoặc: Cùng 1 thời gian 1s, công của Dũng lớn hơn An.
II. CÔNG SUẤT:
1. Định nghĩa: Công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian gọi là công suất
2. Công thức tính: P = A/t => A=P .t, t=A/P
3. Đơn vị: Nếu A= 1J, t=1s => P =1J/1s=1J/s.
- 1J/s=1w
- 1Kw= 1000w
-1Mw = 1000Kw = 1000 000w
Chú ý: 1 mã lực pháp KH: 1CV = 736w
1 mã lực anh KH: 1HP = 746w
III. Vận dụng:
C4: Tính công suất của An và Dũng trong ví dụ ở đầu bài học.
C5: Để cày 1 sào đất, nười ta dùng trâu cày thì mất 2h, nhưng nếu dùng máy cày bông sen thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
C6 *: Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9km/h. lực kéo của ngựa là 200N.
a. Tính công suất của ngựa.
b. Chứng minh rằng: P = F.v
* Câu hỏi và bài tập củng cố:
Câu 1: Máy cày có công suất là 2000w, có nghĩa là trong 1s máy đó thực hiện 1 công là bao nhiêu?
Câu 2: Trên bóng đèn điện có ghi 100w có nghĩa là trong 1s lượng điện năng bóng đèn tiêu thụ là bao nhiêu?
* Hướng dẫn học sinh tự học:
Với bài học này:
- Học thuộc công thức tính công suất. Giải lại các BT trong SGK, làm các BT ở SBT.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
b. Bài học tiếp theo:
- Đọc kĩ toàn bài: CƠ NĂNG
- Thế năng, động năng phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Cơ năng có mấy dạng? Tìm ví dụ vật có thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, vừa có thế năng vừa có động năng.
Tuần 21 tiết 20
ND: 8/1
Bài 16: CƠ NĂNG
*Mục tiêu:
1.1KT: - HS biết được điều kiện để 1 vật có cơ năng.
- HS biết được các dạng của cơ năng, thế năng động năng phụ thuộc vào yếu tố nào?
- HS hiểu và tìm ví dụ vật có thế năng, động năng.
1.2 KN: Kĩ năng thí nghiệm và giải thích các hiện tượng vật lí dưới dạng định tính.
1.3 TĐ: Giáo dục cho hs óc tưởng tượng và tính cẩn thận.
* Trọng tâm: Các dạng của cơ năng, thế năng, động năng.
* Chuẩn bị:
- GV: 4 bộ máng nghiêng, 8quả nặng, 4 khối gỗ, 1 lò xo lá tròn, 1 miếng gỗ nhẹ.
- HS:
+ Bài cũ: Theo hướng dẫn tiết 19
+ Bài mới: Đọc kĩ toàn bài: Cơ năng , tìm ví dụ vật có thế năng hấp dẫn, đàn hồi, động năng, vâ�t vừa có thế năng vừa có động năng.
Chào quí thầy cô đến dự giờ tiết vật lí
KHỐI 8!

Trường THCS Tân Hưng
* Kiểm tra miệng:
Thế nào là công suất? Viết công thức tính công suất, các công thức suy ra?(5đ)
2. Trên bếp điện có ghi 800w, chỉ số này có nghĩa là gì? Tính lượng điện năng mà bếp tiêu thụ trong 10 phút?(3đ)
- 1s bếp tiêu thụ lượng điện năng là 800J
- 10ph bếp tiêu thụ lượng điện năng:
10.60.800 = 480 000J = 480KJ
3*. Vật như thế nào sẽ có cơ năng? Cơ năng có đơn vị là gì?(2đ)
Tuần 21 Tiết 20
ND: 8/1
Bài 16: CƠ NĂNG
I. Cơ năng:
- Vật có khả năng thực hiện công cơ học thì sẽ có cơ năng.
- Công cơ học càng lớn thì cơ năng càng lớn, cơ năng có đơn vị là J, KJ, calo, Kcalo, 1J = 0,24 calo
II. Thế năng:
1. Thế năng hấp dẫn:

- Cơ năng của 1 vật ở độ cao bất kì gọi là thế năng hấp dẫn.(Do lực hấp dẫn sinh ra)
- Độ cao của vật càng lớn thì thế năng hấp dẫn càng lớn(h càng lớn thì công của lực hấp dẫn càng lớn)
- Vật nằm tại mặt đất thế năng hấp dẫn bằng o
- Thế năng hấp dẫn còn phụ thuộc vào khối lượng
- Có thể chọn mốc tính độ cao không phải là mặt đất mà chọn vị trí khác.
2.Thế năng đàn hồi:
- Lò xo có cơ năng vì nó đã thực hiện công cơ học.
- Cơ năng của lò xo là thế năng đàn hồi vì do lực đàn hồi sinh ra.
- Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật.
III. Động năng:
* Thí nghiệm:(HS HĐ nhóm 5ph)
- Đặt quả cầu A nằm yên tại chân máng nghiêng và miếng gỗ nằm cạnh nó, quả cầu A có cơ năng không? Vì sao?
- Đặt quả cầu A ở vị trí 1và miếng gỗ ở chân máng, thả quả cầu A chuyển động trên máng nghiêng? Quả cầu A có cơ năng không? Vì sao?
- Đặt quả cầu A ở vị trí 2 cao hơn để tăng vận tốc của nó? Cơ năng của quả cầu A lúc này tăng hay giảm? Vì sao?
- Thay quả cầu A bằng quả cầu A/ nặng hơn đặt ở vị trí 2, cơ năng của quả cầu A/ lớn hay nhỏ hơn cơ năng quả cầu A
*Kết luận:
- Vật có động năng khi nó có vận tốc.
- Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật.
- Vật nằm yên có động năng bằng 0.
Chú ý:
- Nếu vật vừa có động năng vừa có thế năng thì cơ năng bằng tổng động năng và thế năng.
- GDMT: Khi làm việc trên cao nên cẩn thận tránh gây đổ vỡ nguy hiểm vì thế năng lớn. Chạy xe trên đường không nên chạy với vận tốc lớn dễ xãy ra tai nạn giao thông vì động năng lớn.
III. Vận dụng:
C9: Nêu 2 ví dụ vật vừa có thế năng và động năng?
C10: Cơ năng của từng vật trong hình 16.4a,b,c thuộc dạng cơ năng nào?
a.Cung đang giương
b. Nước chảy từ trên cao xuống.
c. Nước bị ngăn trên cao
*Câu hỏi và bài tập củng cố: (HS hoàn thành sơ đồ tư duy)
Thế năng
Động năng
Vận tốc của vật
Khối lượng của vật
Thế năng đàn hồi
Thế năng hấp dẫn
Độ cao của vật
Khối lượng của vật
Độ biến dạng
*Hướng dẫn học sinh tự học:
Với bài học này:
- Học thuộc bài, tìm thêm ví dụ vật có thế năng hấp dẫn, đàn hồi; động năng, vật vừa có thế năng vừa có động năng.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
b. Với bài học tiếp theo:
- Bài: ÔN TẬP
- Xem lại 2 bài ( Công suất ) và( Cơ năng )
- Vận dụng công thức giải BT về công suất.
- Tìm ví dụ vật có thế năng, động năng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Xuân Long
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)