Bài 15. Chiếc lược ngà

Chia sẻ bởi Đinh Thu Hà | Ngày 08/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Chiếc lược ngà thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thày cô giáo và các em học sinh về dự hội giảng.
Người thực hiện: Đinh Thị Thu Hà
Giáo viên trường THCS Thị trấn Yên Ninh.
Văn bản:
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Quang Sáng?
- Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng, sinh ngày 12. 1. 1932 tại xã Mỹ Luông , huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Đi bộ đội từ năm 14 tuổi, tham gia ở chiến trường Nam Bộ, sau năm 1954 tập kết ra Bắc.
- Trong kháng chiến chống Mĩ trở về Nam hoạt động và sáng tác. Năm 1972 trở ra Hà Nội làm việc ở Hội nhà văn.
- Sau ngày giải phóng ( 4 - 1975) ông trở lại thành phố Hồ Chí Minh và giữ chức Tổng thư kí Hội nhà văn thành phố trong suốt 20 năm.
- Là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá 3 và là Phó Tổng thư kí Hội nhà văn khoá 4.
- Hiện nay Nguyễn Quang Sáng đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng và con trai - đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Quang Sáng?
* Tác phẩm tiêu biểu:
- Truyện : Con chim vàng, Người quê hương, Bông cẩm thạch, Tạo hoá dưới trần gian.
- Tiểu thuyết: Nhật kí người ở lại, Đất lửa, Mùa gió chướng, Dòng sông thơ ấu..
- Kịch bản phim: Như một huyền thoại, Mùa nước nổi, Cho đến bao giờ... Riêng kịch bản phim "Mùa gió chướng" được Huy chương Bạc tại liên hoan phim toàn quốc năm 1980, kịch bản phim "Cánh đồng hoang" được tặng Huy chương Vàng Liên hoan phim toàn quốc năm 1980, Huy chương Vàng liên hoan phim quốc tế tại Maxcơva năm 1981...

? Tác phẩm " Chiếc lược ngà" được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt.
* Sự việc chính:
- Anh Sáu từ chiến khu về thăm nhà, gặp con.
- Bé Thu không chịu nhận anh Sáu là ba.
- Lúc Thu nhận ba cũng là lúc anh Sáu phải đi.
- ở chiến khu anh Sáu làm lược ngà tặng con.
- Trong một trận càn của địch anh Sáu bị trúng đạn,
trước lúc hi sinh anh nhờ bạn trao lại lược cho con.
? Đoạn trích được viết theo phương thức nào là chủ yếu?
* Phương thức biểu đạt:
- Tự sự kết hợp với
miêu tả, biểu cảm.
? Câu chuyện được kể qua những tình huống nào?
- Tình huống 1: Anh Sáu về phép thăm nhà, bé Thu không chịu nhận anh là ba, đến lúc hiểu ra thì cha con lại phải chia tay.
- Tình huống 2: Anh Sáu trở lại chiến khu và làm chiếc lược ngà để tặng con gái nhưng anh chưa kịp trao món quà ấy cho con thì hi sinh.

- Độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà.
-> Ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên như bao đứa trẻ khác.
? Dưới cái nhìn của anh Sáu, bé Thu hiện lên qua những chi tiết nào?
- Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng.
- Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi.
- Vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!".
? Đang chơi, nghe anh Sáu kêu" Thu, con!", bé Thu có phản ứng gì?
? Qua những cử chỉ, hành động ấy em hiểu tâm trạng của Thu lúc này như thế nào?
-> Thu thấy quá bất ngờ, quá sợ hãi, hốt hoảng vì thấy có một người đàn ông xa lạ lại gọi con và xưng ba với mình nên em đã thét lên gọi má để cầu cứu.
?"Quan sát tinh tế, diễn tả chính xác hành động và tâm lí trẻ thơ, nhất là những em bé gái.

? Em có nhận xét gì về cách quan sát và miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn ?


? Trong những ngày nghỉ phép ở nhà, bé Thu đối với anh Sáu như thế nào?
- Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
- Càng vỗ về con bé càng đẩy ra.
- Thì má cứ kêu đi !
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
- Vô ăn cơm !
=> Thu coi anh Sáu là người xa lạ, không quen biết, không có bất cứ quan hệ gì với mình và em không chấp nhận anh Sáu là ba.
- Cơm chín rồi !
* Mẹ sai nấu cơm.
? Khi bị dồn vào thế bí bé Thu đã làm gì?
- Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua- nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu.
- Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm, rồi nhìn lên chúng tôi.
+ Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!
+ Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!


* Câu hỏi thảo luận:

? Theo em, trong tình huống này bé Thu sẽ có mấy sự lựa chọn?

* Mẹ sai nấu cơm
- Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua- nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu.
- Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm, rồi nhìn lên chúng tôi.
+ Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !
+ Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !
- Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ.
- Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm.
- Nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.
- Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông.
- Nó sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về.
Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó.
- Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm.
- Nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.
- Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về.
Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó.
=> Là một cô bé có cá tính mạnh mẽ, thái độ dứt khoát, rõ ràng với những phản ứng quyết liệt nhưng cũng rất trẻ con.


* Câu hỏi thảo luận:

? Theo em, những lời nói, hành động của bé Thu đối với anh Sáu có đáng trách không? Vì sao?


* Tiểu kết:
Nghệ thuật:
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc.
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, tự nhiên, lôi cuốn, mang đậm màu sắc Nam Bộ.
- Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ mà hợp lí.
- Chọn người kể và ngôi kể phù hợp : người kể là bạn thân của nhân vật chính, kể ở ngôi thứ nhất, không chỉ chứng kiến sự việc mà còn chia sẻ ý nghĩ, tình cảm cùng nhân vật.
Nội dung:
- Qua đoạn trích Thu hiện lên là một cô bé ngây thơ, ương ngạnh nhưng cũng rất thông minh và đặc biệt Thu có tình yêu thương ba tha thiết - đó là tình cảm rất thiêng liêng sâu nặng mà không ai có thể thay thế được.


? Trong đoạn vừa phân tích, em thấy chi tiết nào gây ấn tượng nhất với em? Vì sao?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thu Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)