Bài 15. Chiếc lược ngà

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Thanh | Ngày 08/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Chiếc lược ngà thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quí Thầy Cô đến dự giờ
(Nguyễn Quang Sáng)
Tiết 72
Thứ ba, ngày 02 tháng 12 năm 2008
Tiết 72 CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng)
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II. Đọc hiểu văn bản:
III. Phân tích:
1. Diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu:
a. Trong hai ngày đầu:
- Ngạc nhiên, sợ hãi khi mới gặp anh Sáu.
- Cự tuyệt một cách quyết liệt trước tình cảm của anh Sáu.
? Bé Thu một mực lạnh lùng đến mức ương nghạnh, bướng bĩnh khó hiểu, em kiên quyết không nhận ba.
b. Trong ngày anh Sáu ra đi:
Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông. Cả con bé cũng theo ngoại nó về. Anh Sáu phải lo tiếp khách, anh không như chú ý đến con nữa. Còn chị Sáu thì lo chuẩn bị đồ đạc cho chồng, chị lo xếp từng chiếc áo, gói ghém đồ đạc vụn vặt vào cái túi nhỏ, chị cứ lúi húi bên chiếc ba lô. Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó. Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bĩnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghỉ ngợi sâu xa.
Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba . . . a . . . a . . . ba !
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ
sau ót nó như dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con !
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa.
Trong lúc đó ngoại nó cho tôi biết, đêm qua bà đã tìm hiểu được vì sao nó không chịu nhận ba nó. Bà hỏi:
- Ba con, sao con không nhận?
- Không phải. - Đang nằm mà nó cũng giẫy lên.
- Sao con biết là không phải? Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì !
- Ba không giống cái hình ba chụp với má.
- Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi.
- Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.
À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo, và bà cho nó biết, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương - bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.
Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, ôm tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ, muốn bảo anh ở lại vài hôm, nhưng thật khó, chúng tôi chưa biết mình sẽ đi tập kết hay ở lại. Chúng tôi cần về đúng ngày nhận lệnh để kịp chuẩn bị. Thế là đã đến lúc phải đi rồi, mọi người phải xúm lại vỗ về nó, mẹ nó bảo:
- Ba đi rồi ba về với con.
- Không ! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.
- Cháu của ngoại giỏi lắm mà ! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu một cây lược.
- Thu ! Để ba con đi. Thống nhất rồi ba con về.
Bà ngoại nó vừa vuốt tóc nó, vừa dỗ:
Con bé lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo:
Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba ! - Nó nói trong tiếng nấc, vừa nói vừa từ từ tuột xuống.
Tiết 72 CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng)
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II. Đọc hiểu văn bản:
III. Phân tích:
1. Diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu:
a. Trong hai ngày đầu:
b. Trong ngày anh Sáu ra đi:
- Buồn rầu, hối hận, nuối tiếc.
- Khao khát mãnh liệt về tình cha.
? Bé Thu giàu tình cảm, hết lòng yêu kính ba. Tình yêu và nổi nhớ thương cha trỗi dậy mạnh mẽ, cuống quýt xen lẫn sự hối hận.
* Tóm lại:
- Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế.
- Bé Thu có tính cách mạnh mẽ, dứt khoát trong tình yêu tình thương. Mặc dù có cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng rất hồn nhiên, ngây thơ.
DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA ANH SÁU TRONG LẦN VỀ THĂM NHÀ
- Tình người cha cứ nôn nao được gặp con (nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra . . .)
? Thương nhớ, mong được gặp mặt con.
- Buồn bã đau đớn khi con không nhận cha (đứng sững lại . . . hai tay buông xuống như bị gãy)
- Tìm mọi cách để vỗ về con (suốt ngày chẳng đi đâu xa . . ., trong bữa cơm gắp cái trứng cá cho con)
- Không nén được nóng giận anh đã đánh con (anh vung tay đánh vào mông nó . . .)
- Khi chia tay, anh muốn ôm con, hôn con (một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc . . .)
? Yêu thương, bao dung, độ lượng.
DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA ANH SÁU LÚC Ở CĂN CỨ
Nhớ con và ân hận trót đã đánh con.
- Nhớ lời căn dặn của con, anh Sáu làm chiếc lược ngà tặng con gái.
- Trước lúc hi sinh, anh trao cây lược cho người bạn.
Sau đó anh lấy quả đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng
[.] Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nổi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt . . .
Đưa tay vào túi móc cây lược . . . trao cho người bạn
? Yêu thương con đến giây phút cuối cùng
Tiết 72 CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng)
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II. Đọc hiểu văn bản:
III. Phân tích:
1. Diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu:
a. Trong hai ngày đầu:
b. Trong ngày anh Sáu ra đi:
2. Tình cảm của anh Sáu đối với con:
a. Trong lần về thăm nhà:
- Thương nhớ, mong được gặp mặt con.
- Yêu thương, bao dung, độ lượng đối với con.
b. Lúc ở căn cứ:
- Dồn hết tình cảm nhớ thương con vào chiếc lược ngà.
- Yêu thương con đến giây phút cuối cùng.
? Người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và yêu thương con thắm thiết.
THẢO LUẬN NHÓM
Thời gian 2 phút.
Câu hỏi:
Vì sao cây lược ngà có ý nghĩa thiêng liêng và quí giá đối với anh Sáu?
Qua câu chuyện "Chiếc lược ngà", em có suy nghĩ gì về chiến tranh đối với cuộc sống con người?
TỔNG KẾT
* Nghệ thuật:
- Tình huống truyện bất ngờ, hợp lí.
- Cốt truyện chặt chẽ.
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
* Nội dung:
Tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Tiết 72 CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng)
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II. Đọc hiểu văn bản:
III. Phân tích:
1. Diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu:
a. Trong hai ngày đầu:
b. Trong ngày anh Sáu ra đi:
2. Tình cảm của anh Sáu đối với con:
a. Trong lần về thăm nhà:
b. Lúc ở căn cứ:
IV. Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/202.
V. Luyện tập:
1) Thái độ và hành động của bé Thu rất trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Em hãy giải thích điều đó.
Ngày đầu mới về
Ngày ra đi
1. Diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu:
a. Trong hai ngày đầu:
- Ngạc nhiên, sợ hãi khi mới gặp anh Sáu.
- Cự tuyệt một cách quyết liệt trước tình cảm của anh Sáu.
? Bé Thu một mực lạnh lùng đến mức ương nghạnh, bướng bĩnh khó hiểu, em kiên quyết không nhận ba.
b. Trong ngày anh Sáu ra đi:
- Buồn rầu, hối hận, nuối tiếc.
- Khao khát mãnh liệt về tình cha.
? Bé Thu giàu tình cảm, hết lòng yêu kính ba. Tình yêu và nổi nhớ thương cha trỗi dậy mạnh mẽ, cuống quýt xen lẫn sự hối hận.
- Làm tiếp bài tập 2 SGK/203.
- Học bài, xem lại các tác phẩm thơ, truyện hiện đại đã học.
- Tiết sau: kiểm tra 1 tiết về thơ và truyện hiện đại.
- Nắm kiến thức về tác giả, tác phẩm.
- Đọc lại và tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân vật bé Thu, nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Chuẩn bị kĩ các câu hỏi còn lại (câu 3,4) để học tiết tiếp theo (phân tích nhân vật ông Sáu).
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)