Bài 15. Chiếc lược ngà
Chia sẻ bởi Trần Phương Mai |
Ngày 08/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Chiếc lược ngà thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Giới thiệu:
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 ,quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp , ông tham gia bộ đội , hoạt động ở chiến trường Nam Bộ . Từ năm 1954 ông tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn . Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học .
Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: Truyện ngắn , tiểu thuyết , kịch bản phim (Đất lửa , Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng) và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.
Truyện ngắn " Chiếc lược ngà" được viết năm 1966, khi tác giả ở chiến trường Nam Bộ , được đưa vào tập truyện ngắn cùng tên . Văn bản SGK là đoạn trích phần giữa của truyện.
Tìm hiểu chung về văn bản
A/ Tóm tắt văn bản theo các sự việc chính :
Ông Sáu ở chiến khu về thăm nhà với hi vọng gặp đứa con sau tám năm xa cách , hai cha con chưa từng gặp mặt.
Mấy ngày đầu , do vết sẹo trên mặt ông Sáu khác với tấm hình chụp để ở nhà nên bé Thu không nhận ra cha mình .
Đến hôm ông Sáu lên đường , nghe bà ngoại giải thích về vết sẹo , bé Thu đã nhận ra cha mình thì cũng là lúc phải chia tay.
ở chiến khu , người cha đã tự làm cho con gái một chiếc lược ngà . Trước lúc hi sinh , ông đã nhờ đồng đội chuyển chiếc lược ngà cho con .
B / Bố cục đoạn trích :
Đoạn trích chia làm 2 phần:
Phần 1: Từ lúc ông Sáu về thăm nhà đến lúc ông Sáu lên đường.
+ Bé Thu không nhận ra ông Sáu là cha mình .
+ Bé Thu nhận ra cha - Giờ phút chia tay đầy xúc động.
- Phần 2 : Trở về chiến trường , ông Sáu làm chiếc lược ngà cho con và hi sinh.
C/ Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt chính là tự sự. Có sự tham gia của các phương thức miêu tả và lập luận như là yếu tố bổ sung.
D/ Nhân vật
Cả ông Sáu và bé Thu đều là nhân vật chính . Vì câu chuyện về tình cảm cha con xoay quanh hai nhân vật này từ đầu đến cuối truyện.
Văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào? Có sự tham gia của phương thức nào khác không?
Theo em nhân vật chính trong văn bản này là ai ? Vì sao em xác định như thế?
E / ở văn bản này, câu chuyện về tình cha con được kể theo trình tự thời gian :
Những ngày ông Sáu về thăm nhà .
Ngày ông Sáu ra đi .
Những ngày ông Sáu ở chiến khu và trước lúc hi sinh
Mỗi nhân vật chính được kể trong khoảng thời gian nào?
Nhân vật bé Thu được kể trong hai khoảng thời gian đầu.
Nhân vật ông Sáu được kể trong cả ba khoảng thời gian đó.
G / Tên truyện "Chiếc lược ngà" có liên quan như thế nào đến nội dung câu chuyện này?
- Chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm hai cha con ông Sáu .
- Chiếc lược là kỉ vật của người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hi sinh .
H / Người kể chuyện trong đoạn trích là :
A . Ông Sáu C . Ông Ba
C . Bé Thu D . Mẹ bé Thu
Tác dụng :
Ngôi thứ nhất => Tạo được một giọng kể chuyện thủ thỉ , gợi cảm giác chân thực và gần gũi với người đọc . Khi cần , có thể bày tỏ trực tiếp cảm xúc , thái độ đối với sự kiện và nhân vật.
Tìm hiểu chi tiết
1/ Nhân vật bé Thu - Người con .
Nhân vật bé Thu được kể chủ yếu trong mối quan hệ nào?, vào những thời điểm nào?
?Mối quan hệ với cha là ông Sáu. Vào những ngày ông Sáu về thăm nhà và ngày ông Sáu ra đi .
Đọc đoạn từ đầu đến ".chị cũng không muốn bắt nó về".
A / Trước khi Thu nhận ra cha :
Bé Thu đã có những phản ứng nào khi nghe ông Sáu gọi mình là con và xưng ba ?
Nghe gọi , con bé giật mình , tròn mắt nhìn . Nó ngơ ngác lạ lùng.
Con bé thấy lạ quá ; mặt nó tái đi , rồi vụt chạy và kêu thét lên : " Má ! Má!"
*Những cử chỉ của bé Thu biểu lộ điều gì?
Đôi mắt mở to không chớp --> Biểu lộ sự ngạc nhiên .
Hành động vụt chạy kêu thét --> Biểu lộ ý định cầu cứu.
Lo lắng và sợ hãi.
* Phản ứng của bé Thu khi phải mời ông Sáu vào ăn cơm có gì đặc biệt?
Nói trống không với ông Sáu :
Vô ăn cơm !
Cơm chín rồi !
* Bé Thu muốn tỏ thái độ gì?
Với những câu nói được dùng trong quan hệ ngang bằng suồng sã , Thu muốn tỏ thái độ không chấp nhận ông Sáu là ba .
* Trong bữa cơm , bé Thu đã có phản ứng gì?
Khi ông Sáu bỏ trứng cá to , vàng vào chén nó: Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó , rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm.
Khi bị ông Sáu đánh : Nó nhảy xuống xuồng ; sang qua nhà ngoại mét với ngoại , và khóc ở bên ấy.
Thu cự tuyệt một cách quyết liệt trước tình cảm của ông Sáu
* Thảo luận nhóm :
1/ Phản ứng cự tuyệt của bé Thu có phải là dấu hiệu của đứa trẻ hư không ? Nếu ở vào hoàn cảnh đó em sẽ xử sự như thế nào?
2 / Có người nói phản ứng của Thu chứng tỏ tình cha con thiêng liêng. Em nghĩ thế nào về điều đó?
Đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ. Trong sự cứng đầu cứng cổ của bé còn ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha trong tấm hình .
luyện tập
1 / "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng được viết cùng thể loại với tác phẩm nào ?
A . Hoàng Lê nhất thống chí
B . Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
C . Làng
D . Phong cách Hồ Chí Minh.
2 / Văn bản trích từ "Chiếc lược ngà" trong SGK chủ yếu nói về điều gì?
A . Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh .
B . Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng .
C . Tình quân dân trong chiến tranh .
D . Cả A và B đều đúng.
3/ Đoạn trích có mấy tình huống thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện ?
A . Một B. Hai C . Ba D . Bốn
4/ Đoạn văn " Trong những ngày hoà bình vừa lập lại .chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ thôi"chủ yếu có nhiệm vụ gì?
A . Kể về tình bạn giữa người kể chuyện với ông Sáu .
B . Giới thiệu hoàn cảnh gia đình ông Sáu .
C . Giới thiệu tính cách ông Sáu .
D . Giới thiệu nhân vật bé Thu .
5/ Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật bé Thu (trong thời gian chưa nhận ra ông Sáu là cha.)
Hướng dẫn học ở nhà
Chuẩn bị tiết 2 theo gợi ý :
Đọc kĩ văn bản và tóm tắt lại nội dung .
Hoàn thành đoạn văn vào vở.
Tìm hiểu
Thái độ , hành động của Thu trong buổi chia tay .
Tình yêu thương của ông Sáu dành cho con .
ý nghĩa của văn bản .
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 ,quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp , ông tham gia bộ đội , hoạt động ở chiến trường Nam Bộ . Từ năm 1954 ông tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn . Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học .
Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: Truyện ngắn , tiểu thuyết , kịch bản phim (Đất lửa , Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng) và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.
Truyện ngắn " Chiếc lược ngà" được viết năm 1966, khi tác giả ở chiến trường Nam Bộ , được đưa vào tập truyện ngắn cùng tên . Văn bản SGK là đoạn trích phần giữa của truyện.
Tìm hiểu chung về văn bản
A/ Tóm tắt văn bản theo các sự việc chính :
Ông Sáu ở chiến khu về thăm nhà với hi vọng gặp đứa con sau tám năm xa cách , hai cha con chưa từng gặp mặt.
Mấy ngày đầu , do vết sẹo trên mặt ông Sáu khác với tấm hình chụp để ở nhà nên bé Thu không nhận ra cha mình .
Đến hôm ông Sáu lên đường , nghe bà ngoại giải thích về vết sẹo , bé Thu đã nhận ra cha mình thì cũng là lúc phải chia tay.
ở chiến khu , người cha đã tự làm cho con gái một chiếc lược ngà . Trước lúc hi sinh , ông đã nhờ đồng đội chuyển chiếc lược ngà cho con .
B / Bố cục đoạn trích :
Đoạn trích chia làm 2 phần:
Phần 1: Từ lúc ông Sáu về thăm nhà đến lúc ông Sáu lên đường.
+ Bé Thu không nhận ra ông Sáu là cha mình .
+ Bé Thu nhận ra cha - Giờ phút chia tay đầy xúc động.
- Phần 2 : Trở về chiến trường , ông Sáu làm chiếc lược ngà cho con và hi sinh.
C/ Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt chính là tự sự. Có sự tham gia của các phương thức miêu tả và lập luận như là yếu tố bổ sung.
D/ Nhân vật
Cả ông Sáu và bé Thu đều là nhân vật chính . Vì câu chuyện về tình cảm cha con xoay quanh hai nhân vật này từ đầu đến cuối truyện.
Văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào? Có sự tham gia của phương thức nào khác không?
Theo em nhân vật chính trong văn bản này là ai ? Vì sao em xác định như thế?
E / ở văn bản này, câu chuyện về tình cha con được kể theo trình tự thời gian :
Những ngày ông Sáu về thăm nhà .
Ngày ông Sáu ra đi .
Những ngày ông Sáu ở chiến khu và trước lúc hi sinh
Mỗi nhân vật chính được kể trong khoảng thời gian nào?
Nhân vật bé Thu được kể trong hai khoảng thời gian đầu.
Nhân vật ông Sáu được kể trong cả ba khoảng thời gian đó.
G / Tên truyện "Chiếc lược ngà" có liên quan như thế nào đến nội dung câu chuyện này?
- Chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm hai cha con ông Sáu .
- Chiếc lược là kỉ vật của người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hi sinh .
H / Người kể chuyện trong đoạn trích là :
A . Ông Sáu C . Ông Ba
C . Bé Thu D . Mẹ bé Thu
Tác dụng :
Ngôi thứ nhất => Tạo được một giọng kể chuyện thủ thỉ , gợi cảm giác chân thực và gần gũi với người đọc . Khi cần , có thể bày tỏ trực tiếp cảm xúc , thái độ đối với sự kiện và nhân vật.
Tìm hiểu chi tiết
1/ Nhân vật bé Thu - Người con .
Nhân vật bé Thu được kể chủ yếu trong mối quan hệ nào?, vào những thời điểm nào?
?Mối quan hệ với cha là ông Sáu. Vào những ngày ông Sáu về thăm nhà và ngày ông Sáu ra đi .
Đọc đoạn từ đầu đến ".chị cũng không muốn bắt nó về".
A / Trước khi Thu nhận ra cha :
Bé Thu đã có những phản ứng nào khi nghe ông Sáu gọi mình là con và xưng ba ?
Nghe gọi , con bé giật mình , tròn mắt nhìn . Nó ngơ ngác lạ lùng.
Con bé thấy lạ quá ; mặt nó tái đi , rồi vụt chạy và kêu thét lên : " Má ! Má!"
*Những cử chỉ của bé Thu biểu lộ điều gì?
Đôi mắt mở to không chớp --> Biểu lộ sự ngạc nhiên .
Hành động vụt chạy kêu thét --> Biểu lộ ý định cầu cứu.
Lo lắng và sợ hãi.
* Phản ứng của bé Thu khi phải mời ông Sáu vào ăn cơm có gì đặc biệt?
Nói trống không với ông Sáu :
Vô ăn cơm !
Cơm chín rồi !
* Bé Thu muốn tỏ thái độ gì?
Với những câu nói được dùng trong quan hệ ngang bằng suồng sã , Thu muốn tỏ thái độ không chấp nhận ông Sáu là ba .
* Trong bữa cơm , bé Thu đã có phản ứng gì?
Khi ông Sáu bỏ trứng cá to , vàng vào chén nó: Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó , rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm.
Khi bị ông Sáu đánh : Nó nhảy xuống xuồng ; sang qua nhà ngoại mét với ngoại , và khóc ở bên ấy.
Thu cự tuyệt một cách quyết liệt trước tình cảm của ông Sáu
* Thảo luận nhóm :
1/ Phản ứng cự tuyệt của bé Thu có phải là dấu hiệu của đứa trẻ hư không ? Nếu ở vào hoàn cảnh đó em sẽ xử sự như thế nào?
2 / Có người nói phản ứng của Thu chứng tỏ tình cha con thiêng liêng. Em nghĩ thế nào về điều đó?
Đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ. Trong sự cứng đầu cứng cổ của bé còn ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha trong tấm hình .
luyện tập
1 / "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng được viết cùng thể loại với tác phẩm nào ?
A . Hoàng Lê nhất thống chí
B . Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
C . Làng
D . Phong cách Hồ Chí Minh.
2 / Văn bản trích từ "Chiếc lược ngà" trong SGK chủ yếu nói về điều gì?
A . Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh .
B . Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng .
C . Tình quân dân trong chiến tranh .
D . Cả A và B đều đúng.
3/ Đoạn trích có mấy tình huống thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện ?
A . Một B. Hai C . Ba D . Bốn
4/ Đoạn văn " Trong những ngày hoà bình vừa lập lại .chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ thôi"chủ yếu có nhiệm vụ gì?
A . Kể về tình bạn giữa người kể chuyện với ông Sáu .
B . Giới thiệu hoàn cảnh gia đình ông Sáu .
C . Giới thiệu tính cách ông Sáu .
D . Giới thiệu nhân vật bé Thu .
5/ Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật bé Thu (trong thời gian chưa nhận ra ông Sáu là cha.)
Hướng dẫn học ở nhà
Chuẩn bị tiết 2 theo gợi ý :
Đọc kĩ văn bản và tóm tắt lại nội dung .
Hoàn thành đoạn văn vào vở.
Tìm hiểu
Thái độ , hành động của Thu trong buổi chia tay .
Tình yêu thương của ông Sáu dành cho con .
ý nghĩa của văn bản .
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Phương Mai
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)