Bài 15. Chiếc lược ngà

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Việt | Ngày 08/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Chiếc lược ngà thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô giáo đến dự giờ
Môn Ngữ văn 9
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường
Trường : THCS Vạn Hương
Câu1. Nối tên các tác phẩm ở cột A với năm sáng tác ở cột B sao cho đúng.
Câu 2. Các bài thơ trên đều viết về tình cảm gì, ở trong hoàn
cảnh nào?
Kiểm tra bài cũ
Quay lại
Chiếc lược ngà
Nguy?n Quang Sáng
Bài 15: Văn bản
(Trích)
Quê hương
Nhà văn: Nguyễn Quang Sáng
Nhà văn: Nguyễn Quang Sáng
Ông là nhà văn đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Từ sau năm 1954 ông bắt đầu vi ết văn ,công tác ở Hội nhà văn Việt Nam. Ông từng là phó tổng thư kí Hội nhà văn khu bốn.
Năm 2000 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Ông chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ qua hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.
Ông có phong cách viết văn giản dị, chân thực, sâu sắc trong khắc hoạ tâm lý con người, tác phẩm của ông mang đậm chất Nam Bộ.
Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn ( Con chim vàng anh, Bông cẩm thạch...); tiẻu thuyết (Đất lửa, Nhật kí người ở lại, Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng.)


- Bác Ba ( người kể chuyện ): giọng kể mạch lạc , đầm ấm , ngậm ngùi xúc động
- Ông Sáu : giọng âu yếm, xúc động khi mới được gặp con;buồn bực khổ tâm khi bé Thu không chịu nhận ông là cha.
- Bé Thu: giọng thất thanh khi sợ hãi ; trống không cộc lốc , lạnh nhạt khi chưa nhận ra ông Sáu là cha; giọng xúc động khi chia tay Ba.
Hướng dẫn đọc


- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến chống Pháp mãi đến khi con gái lên tám tuổi , ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người ba trong bức ảnh chụp chung với má mà em biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. ở nơi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quí, nhớ thương người con vào làm chiếc lược ngà để tặng con. Trong một trận càn, ông Sáu hi sinh. Trước khi nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.
Tóm tắt văn bản


Để thể hiện tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu , tác giả đã xây dựng những tình huống truyện nào ?
*Tình huống 1:
Ông Sáu về phép thăm nhà, nhưng thật trớ trêu bé Thu đã không nhận ông là ba, đến khi bé Thu nhận ra thì cha con ông phải chia tay.

* Tình huống 2:
ở khu căn cứ, ông dồn hết tình thương và mong nhớ làm cây lược để tặng con, nhưng ông đã hi sinh chưa kịp trao món quà cho con .
... Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi lại kêu to:
- Thu ! Con.
Vừa lúc ấy , tôi đã đến gần anh.Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng , con anh sẽ chạy xô vào lòng anh , sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước , vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi , con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác , lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động . Mỗi lần bị xúc , vết thẹo dài bên má lại ửng đỏ lên , giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước , anh chầm chậm bước tới , giọng lặp bập run run :
- Ba đây con !
- Ba đây con !
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Má !". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con...
Tiếng "ba". . . Con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
Phải gọi nhưng nó lại nói trổng.
Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Nó ... bất thần hất cái trứng cá ra.
Nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy bước ra khỏi mâm.
Nó nhảy xuống xuồng,... cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to.
Nó sang nhà ngoại mét với ngoại và khóc ở bên ấy.
Em hãy phân tích rõ thái độ và hành vi của bé Thu ?
Vẫn không nhận ra cha, vẫn lạnh lùng trước những cử chỉ vỗ về của ông Sáu. Ông càng xích lại gần nó càng lảng ra xa.
Ông càng cưng chiều nó, nó càng lẩn tránh.
Có tình huống buộc nó phải gọi ba để được giúp đỡ nhưng nó vẫn không gọi, tự làm lấy công việc quá sức.
=>Nó phản ứng một cách quyết liệt trước tình cảm, trước sự chăm sóc của ông Sáu.
Tiếng "ba". . . Con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
Phải gọi nhưng nó lại nói trổng.
Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Nó ... bất thần hất cái trứng cá ra.
Nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy bước ra khỏi mâm.
Nó nhảy xuống xuồng,... cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to.
Nó sang nhà ngoại mét với ngoại và khóc ở bên ấy.
Qua đó em thấy bé Thu có nét cá tính nào sau đây ?
A. Hỗn láo, hư đốn.
B. Lém lỉnh, láu cá.
C. Bướng bỉnh,ương ngạnh.
D. Lì lợm, xấc xược.
A, Sự đoàn tụ của gia đình ông Sáu sau tám năm xa cách.
B, Nỗi vui mừng của ông Sáu khi gặp con.
C, Nỗi day dứt, ân hận của bé Thu khi chia tay ba.
D, Tình cảm sâu sắc, cảm động, thắm thiết của ba con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Luyện tập:
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng.
1, Nội dung của văn bản là:
2, Những phản ứng tâm lí của bé Thu khi không chịu nhận ông Sáu là cha:
A, Là những phản ứng hoàn toàn tự nhiên của các em bé, trong đó có Thu.
B, Chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽvà tình cảm chân thành.
C, Chứng tỏ bé Thu có một niềm kiêu hãnh, một tình yêu sâu sắc đối với người cha (trong ảnh) của em.
D, Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn học sinh về nhà:
1- Luyện đọc diễn cảm
2- Học bài và nắm được nội dung của bài học

3- Soạn tiếp:
- Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra ba.
- Phân tích tình cảm của ông Sáu đối với con
Chân thành cảm ơn các thầy cô và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Việt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)