Bài 15. Chiếc lược ngà

Chia sẻ bởi Archieby Mj | Ngày 08/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Chiếc lược ngà thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Các bạn hãy cho biết đây là hình ảnh từ bộ phim nào?

 Đó là hình ảnh từ bộ phim “Cánh đồng hoang”, chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của tác giả Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Quang Sáng
CHIẾC LƯỢC NGÀ
I. Giới thiệu chung
Tác giả:
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
Từ sau năm 1954, tập kết ra miền Bắc, ông bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác

* Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng
Tác phẩm của ông có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình
* Năm 2000, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Hình ảnh về một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng
2. Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 (Khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ), đã được đưa vào tập truyện cùng tên.
Văn bản được trích từ phần giữa truyện
II. Tìm hiểu chung
Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Tóm tắt
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu- con ông- không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ông không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết.
Em đối xử với cha như người xa lạ. Cho đến lúc em nhận ra cha, tình cha con trỗi dậy mãnh liệt trong em cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.
Ở khu căn cứ, người cha ấy đã dồn hết tình cảm yêu thương và nỗi nhớ mong con vào việc làm một chiếc lược ngà để dành tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông đã hi sinh, trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược ngà ngờ người bạn gửi về cho con gái mình

3. Tình huống truyện
Đoạn trích đã nêu ra mấy tình huống?
 2 tình huống:
Tình huống 1: Hai cha con anh Sáu gặp nhau sau 8 năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biê lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện.
Tình huống 2: Anh Sáu ở chiến khu, làm chiếc lược ngà cho con gái và hy sinh khi chưa kịp trao tận tay cho con món quà
 Nếu tình huống 1 bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống 2 lại biểu lộ sâu sắc tình cảm cha với con
 Tình huống bất ngờ nhưng hợp lý

4. Bố cục:
_ Đoạn 1: Từ đầu…… bắt nó về
 Bé Thu không nhận ra cha mình
_ Đoạn 2: Tiếp……tuột xuống
 Thu nhận ra cha- Giờ phút chia tay đầy xúc động
_ Đoạn 3: Còn lại
 Anh Sáu ở chiến trường, không nguôi nhớ về con
III. Phân tích:
1. Nhân vật bé Thu:
* Khi chưa nhận cha
_ Khi gặp ông Sáu ở bến xuồng, nghe tiếng gọi tên mình, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”.
 Ngơ ngác, lạ lùng
_ Mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má, má”
* Trong 3 ngày nghỉ phép của anh Sáu
_ Thu xa lánh anh trong lúc anh tìm cách vỗ về, gần gũi, nhất quyết không chịu gọi tiếng “ba”.
_ Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi anh Sáu vào ăn cơm, gọi chắt nước cơm nhưng lại nói trổng: “Vô ăn cơm”, “Cơm chín rồi”, “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”, “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ”.
_ Bác Ba khuyên bảo và nói mẫu nhưng Thu không nghe.




_ Bị dồn vào thế bí, nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước chứ không gọi anh Sáu giúp.
_ Anh Sáu gắp cho nó cái trứng vào bát cơm, nó hất tung ra mâm, cơm văng tung tóe  Nó bị đòn, nhưng không khóc, chạy sang nhà bà ngoại.
_ Khi lấy thuyền, nó cố ý khua lòi tói thật to để mọi người nghe thấy.
 Bé Thu bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì. Đến bác Ba cũng phải nghĩ “Con bé đáo để thật!”, còn anh Sáu, trong lúc tức giận đã quát bé “Sao mày cứng đầu quá vậy?”
 Chính thái độ ương ngạnh, ngang bướng này lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con. Lý do nó không nhận ba thật đơn giản, trẻ con và đầy bất ngờ


* Khi đã nhận cha
_ Tình cảm cha con trở lại vào thời khắc ngắn ngủi nhất, đem lại cho người đọc nỗi xúc động, nghẹn ngào
_ Trong đêm trước khi anh Sáu lên đường, Thu ngủ với bà và được bà giảng giải, phân tích cho hiểu
 Nhận ra anh Sáu là cha mình, đồng thời hiểu được lý do xuất hiện vết thẹo trên mặt cha là do chiến tranh
 Con bé trằn trọc, hối hận vì không đối xử tốt với cha. Lúc này, bé không chỉ yêu cha mà còn hết mực thương cho cha
Cuộc chia tay đầy xúc động của hai cha con
_ Nó bỗng kêu thét lên: “Ba…a…a.ba”

_ Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: “Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!”

_ Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má
_ Người đọc đã được chứng kiến một cuộc chia tay đầy cảm động. Tâm trạng của bé Thu lúc này đã hoàn toàn khác trước: “Nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu”. Khi đối diện với anh Sáu, “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”
 Đằng sau đôi mắt mênh mông, xôn xao ấy đang xáo động biết bao nhiêu tình cảm.
_ “Tiếng gọi ba vỡ òa từ sâu thẳm trong tâm hồn bé bỏng của nó”. Sự khát khao tình cha con lâu nay bị kìm nén nay bật lên thành tiếng khóc. Đó là tiếng gọi “ba”, tiếng gọi thân thương, tiếng gọi mà ông Sáu đã chờ đợi suốt 8 năm ròng.
_ Bé Thu lao tới với anh Sáu, nó hôn khắp người anh, hôn cả vết thẹo dài trên má, cái vết sẹo trước kia làm nó ghê sợ và cảm thấy xấu xí vô cùng
 Hành động bé Thu làm như muốn xoa dịu nỗi đau mình đã gây ra cho cha.
_ Khi anh Sáu nói “Ba đi rồi ba về với con”, bé Thu thét lên “Không!”, hai tay ôm chặt cổ cha, hai chân cấu chặt người cha
 Khóc vì thương cha, ân hận vì đã không phải với cha, vì không biết đến bao giờ mới gặp lại
 Các hành động đến dồn dập, khác hẳn lúc đầu
 Trong tâm hồn cô bé, tình yêu với cha đã có sự thay đổi. Ngoìa tình cha con còn có niềm kiêu hãnh, tự hào vì có cha là chiến sĩ. Đó là người cha hy sinh tuổi thanh xuân, cống hiến cả cuộc đời cho dân tộc
Theo bạn, tại sao bé Thu lại không chịu nhận cha?
Bé Thu không chịu nhận cha vì:
_ Người cha mà bé gặp sau 8 năm xa cách không giống với người cha mà bé đã nhìn thấy trong tấm ảnh cũ
_ Đó là vì lúc này, trên gương mặt anh Sáu đã có vết thẹo dài do chiến tranh khốc liệt
 Cô bé có một niềm kiêu hãnh trẻ thơ với người cha trong bức ảnh. Bé Thu muốn giữ gìn, bảo vệ tình cảm của mình với người cha đó. Bé tin đó mới là hình ảnh của cha mình.
Câu hỏi thảo luận:
Qua các hành động của bé Thu, hãy cho nhận xét về tính cách của bé?
2. Nhân vật anh Sáu- người cha
* Lúc còn ở rừng:
_ Anh nhớ thương con vô cùng
_ Khao khát được gặp con, sống trong tình yêu thương của con
* Lúc gặp lại con sau 8 năm xa cách
_ Anh đã không thể chờ xuồng cập bến , “nhón chân nhảy thót lên bờ, xô chiếc xuồng tạt ra”, sau đó “bước vội vàng với những bước dài”. Anh kêu to tên con, vừa bước, vừa khom người đưa tay đón con
_ Vết thẹo dài trên má phải của anh lại đỏ ửng lên, giần giật. Giọng nói lập bập, run run: “ Ba đây con”
 Tâm trạng xúc động mạnh mẽ sau thời gian xa nhà quá dài, tình cảm cha con nén trong lòng, anh Sáu không kìm lại nổi
_ Ngược lại, bé Thu giật mình, ngơ ngác, hốt hoảng vụt bỏ chạy dù anh Sáu đã nhắc đi nhắc lại câu nói “Ba đây con” (Giọng run run)
 Điều này xảy ra hoàn toàn bất ngờ, trái ngược với những gì anh Sáu tưởng tượng  “Mặt ông sầm lại”, “Hai tay buông xuống như gãy”
 Tâm trạng đau khổ tột cùng, ông sung sướng, háo hức, nôn nóng được ôm con vào lòng, nhưng lại bị con xa lánh, hoảng sợ nên hụt hẫng, đau đớn không hiểu nguyễn nhân tại sao
* Trong 3 ngày nghỉ phép
_ Anh chẳng đi đâu xa, chỉ tìm cách gần gũi để được nghe tiếng gọi “ba” của con
_ Mọi cố gắng của anh từ việc “giả vờ không nghe” khi con gọi đến “dồn nó vào thế bí (khi chắt nước cơm)” đều không có kết quả
_ Trong bữa ăn, vì tức giận nên anh đã đánh con  Bé Thu bỏ sang nhà ngoại
 Cho dù có cố gắng thế nào, tình yêu thương con của anh Sáu cũng không được đón nhận. Bé Thu kiên quyết không gọi anh là “ba”- tiếng gọi anh ngày đêm mng mỏi. Anh thật sự đau lòng nhưng chỉ biết lắc đầu cam chịu vì chuyện tình cảm không thể gượng ép
* Lại những ngày anh Sáu phải xa con
_ Anh thương con, hối hận vì đã đánh con
_ Anh dồn hết tình cảm của mình vào chiếc lược ngà mà anh hứa làm cho con trước lúc chia tay
+ Tự đi tìm ngà voi rồi tự tay cưa từng chiếc răng lược một cách thận trong, khổ cùng như một người thợ bạc
+ Anh còn gò lưng tỉ mẩn khắc lên đó dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”

 Chiếc lược ngà gỡ rối được phần nào tâm trạng của người cha, chiếc lược ấy là tình cảm, tấm lòng, là yêu thương mà anh gửi gắm. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, anh lại lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho thêm bóng, thêm mượt
_ Nhưng anh đã không tận tay trao cho con gái mình món quà được. Trước khi hy sinh, anh móc cây lược ra trao vào tay người bạn chiến đấu. Chỉ khi nhận được lời hứa “Mang về trao tận tay cho cháu”, người cha mới nhắm mắt được
 Cử chỉ ấy cho ta hiểu tình cha con mãnh liệt và tha thiết của anh
3. Tình cảm cha con giữa anh Sáu và bé Thu
* Khi bé Thu chưa nhận cha
_ Anh khao khát tình cảm của con bao nhiêu  Con bé hoàn toàn lạnh lúc trước tình cảm của anh bấy nhiêu
_ Anh càng xích lại gần >< Nó càng lùi xa
_ Anh càng chiều thương >< Nó càng lẩn tránh
_ Anh càng mong được nghe tiếng ba >< Nó lại càng không chịu gọi
Ngọn lửa nồng nàn của lòng cha cứ bị từ chối, con bé từ chối kể cả khi bị lâm vào thế bí, mặc lời dạy của mẹ, nó kiên quyết không gọi “ba”. Anh Sáu đành cam chịu
Chính thái độ ngang bướng, ương ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con. Nó không nhận cha đơn giản chỉ vì “vết thẹo”
* Bé Thu được ngoại giảng giải:
 Vỡ lẽ ra anh Sáu chính là cha mình  Tình yêu thương cha nhân lên gấp bội
 Nó cất tiếng gọi cha đúng lúc cha phải lên đường. Nó chạy lại ôm hôn cha, những giọt nước mắt ân hận đầm đìa trên má, trên cằm khiến anh Sáu không nén được xúc động
 Những giọt nước mắt hiếm hoi của anh, một người cha, một người lính, lăn dài trên gương mặt
* Những ngày ở chiến trường, xa cách con
 Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một sản phẩm duy nhất trong đời. Cây lược ngà kết tinh trong đó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm , sâu sa, đơn sơ mà kỳ diệu
 Chiếc lược ngà là biểu tượng cao quý của tình cha con giữa anh Sáu và bé Thu
IV. Kết luận
1. Nội dung
Chiếc lược ngà là một câu chuyện giản dị,nhẹ nhàng má thấm thía , như một huyền thoại đẹp, là bài ca bất diệt về tính phụ tử thiêng liêng mà ở đây Nguyễn Quang Sáng đã đặt tình cảm ấy vào hoàn cảnh éo le của chiến tranh Thông qua truyện ngắn này NQS dường như cũng giúp người đọc thấm thía nỗi đau mất mát nối đau mà chiến tranh đã gieo xuống cho bao ngừoi , bao gia đình trên đất nước VN
Tác phẩm như một lời khẳg định chiến tranh dù tàn khốc đến đâu cũng không thể hủy diệt dc tình cảm tót đẹp của con người VN. Tình cha con, tình đồng đội, sự gắn bó giữa lớp trẻ với thế hệ cha anh sẽ mãi mãi vĩnh hằng bất tử!!!


2. Nghệ thuật
_ Tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lý
_ Thành công trong việc miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em (Bé Thu)
_ Các hình ảnh cảm động
_ Miêu tả tâm trạng nhân vật qua các hành động cụ thể
Câu hỏi

?????????????????????????????????????????????
Theo bạn hành động “Hất đổ bát cơm” trong bữa cơm của bé Thu có phải là biểu hiện của một đứa trẻ hư không? Tại sao?
Chiếc lược ngà có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong việc làm nên cái hay của tác phẩm?
_ Thuyết trình: Nguyễn Thanh Lam
_ Power point: Đoàn Bảo Yến
_ Thông tin+ mua kẹo+ phát kẹo:
Đào Quang Tú
_ Viết bảng: Trịnh Quỳnh Anh

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Archieby Mj
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)