Bài 15. Chiếc lược ngà

Chia sẻ bởi Thiện Phúc | Ngày 08/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Chiếc lược ngà thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô giáo về dự lớp
Tiết 71 - 72. Văn bản CHIẾC LƯỢC NGÀ
Kiểm Tra Bài Cũ
Câu hỏi

Nêu nội dung của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”? Vì sao các nhân vật trong truyện không được đặt tên?
Trả lời
* Nội dung
- Truyện ca ngợi những con người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh Thanh niên làm công tác khí tượng sống một mình trên đỉnh núi cao.
- Truyện khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
* Các nhân vật trong truyện không được đặt tên mà gọi theo giới tính (anh Thanh niên) - gọi theo nghề nghiệp (ông Họa sĩ già, cô Kĩ sư nông nghiệp, bác lái xe...)  Tác giả muốn người đọc liên tưởng những nhân vật tốt đẹp trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông  làm tăng sức khái quát của truyện.
Chieác Löôïc Ngaø
Văn bản
BÀI 20
TIẾT 71 - 72
Nguyễn Quang Sáng
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả
Nguyễn Quang Sáng (1932), quê ở Chợ Mới, An Giang.
Từng tham gia kháng chiến. Năm 1954 tập kết ra Bắc, sau đó trở lại miền Nam tiếp tục sáng tác.
Các tác phẩm chính: Đất lửa (1956), Người quê hương (1958), Mùa gió chướng (1975)… thường nói về đề tài cuộc sống người dân Nam bộ.
Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
Em hãy nêu một số nét chính về tác giả Nguyễn Quang Sáng?
I. GIỚI THIỆU CHUNG
2. Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm Chiếc lược ngà được viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam bộ.

Thể loại: truyện ngắn hiện đại.

Chủ đề: Tình cảm cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Chiếc Lược Ngà?
Chủ đề của truyện ngắn này là gì?
Tác giả Nguyên An nhận xét: “Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng thường hấp dẫn người đọc bằng những tình huống bất ngờ mà tự nhiên hợp lí, bằng mạch kể chậm rãi, từ tốn mà đượm chất xung đột của kịch. Ngôn ngữ Nam bộ trong sáng tác của ông cũng vừa phải, có chỗ đậm đặc song vẫn dễ gần”.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
3. Tình huống truyện
* Tình huống 1: Anh Sáu về phép thăm nhà, gần 3 ngày, bé Thu - con anh không nhận anh là ba, đến lúc nhận ra sự thật thì cha con phải chia tay.
Tình huống này có thể chia làm hai đoạn nhỏ:
+ Từ đầu … cũng không muốn bắt nó về: Niềm vui khi gặp con và nỗi thất vọng khi sống bên con.
+ Tiếp theo … từ từ tuột xuống: buổi chia tay đầy cảm động.
* Tình huống 2: Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà cho con và hi sinh.
HƯỚNG DẪN ĐỌC

Giọng đọc thay đổi theo nhân vật bác Ba, bé Thu, ông Sáu :
- Bác Ba (người kể chuyện): Giọng kể mạch lạc đầm ấm ngậm ngùi xúc động
- Ông Sáu: Giọng âu yếm xúc động khi mới gặp con, buồn bực khổ tâm khi bé Thu không nhận ông là cha.
- Bé Thu: Giọng thất thanh khi sợ hãI, nói trống không cộc lốc và lạnh nhạt khi chưa nhận ông Sáu là cha, giọng xúc động khi chia tay ba

Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Người kể là ai? Có tác dụng gì?
Ngôi thứ nhất, người kể là Bác Ba.
Tác dụng:
Khiến câu chuyện khách quan chân thật đáng tin cậy
Mạch kể diễn ra tự nhiên. Người kể có thể xen vào những suy nghĩ bình luận cá nhân, giúp người đọc cùng chia sẻ với quan niệm của mình về tình phụ tử cao đẹp.
Tóm tắt truyện

ễng Sỏu xa nh� di khỏng chi?n. Mói d?n khi con gỏi lờn 8 tu?i ụng m?i cú d?p v? tham nh�, tham con. Bộ Thu- con ụng- khụng nh?n ra cha vỡ v?t th?o trờn m?t l�m ụng khụng gi?ng v?i ngu?i cha trong b?c ?nh m� em bi?t. Em d?i x? v?i cha nhu ngu?i xa l?. Cho d?n lỳc em nh?n ra cha, tỡnh cha con tr?i d?y mónh li?t trong em cung l� lỳc ụng Sỏu ph?i ra di. ? khu can c?, ngu?i cha ?y dó d?n h?t tỡnh c?m yờu thuong v� n?i nh? mong con v�o vi?c l�m m?t chi?c lu?c ng� d? d�nh t?ng cụ con gỏi bộ b?ng. Trong m?t tr?n c�n, ụng dó hi sinh, tru?c lỳc nh?m m?t, ụng cũn k?p trao cõy lu?c ng� ng? ngu?i b?n g?i v? cho con gỏi mỡnh

GIảI NGHĩA Từ KHó
II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN
1. Thái độ, tâm trạng bé Thu
a. Trước khi nhận cha
Nghe gọi giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng khi gặp anh Sáu.
Chớp mắt, mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên…
Sợ hãi trước sự không bình thường của người lạ
- Cương quyết không nhận cha.
 Cách tả hợp lí, gây xúc động, tò mò muốn biết nguyên nhân ở nơi người đọc
Thái độ của bé Thu như thế nào khi gặp anh Sáu?
Thu có nhận anh Sáu là cha không? Vì sao?
II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN
1. Thái độ, tâm trạng bé Thu
b. Những ngày ở bên anh Sáu
Nói trống không, chẳng bao giờ gọi anh Sáu là ba.
Hành động quyết liệt, gay gắt, tìm cách xa lánh, cự tuyệt tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc của anh Sáu dành cho.
Ba đánh không khóc, bỏ sang nhà ngoại…
 Lạnh nhạt, ương ngạnh, bướng bỉnh
Thu có thái độ gì với anh Sáu trong ba ngày phép của anh?
Vô ăn cơm!
Cơm chín rồi!
Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!
Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Hất cái trứng cá mà anh Sáu gắp cho ra khỏi bát cơm
Thảo luận
Có ý kiến cho rằng: Hành động không thừa nhận ông Sáu là ba lại chứng tỏ bé Thu rất yêu ba. Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên.
Đây là một nhận xét tinh tế, sâu sắc. Lúc này, bé Thu chưa nhận ra ông Sáu là cha vì trong tâm hồn em ẩn chứa niềm kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha trong tấm hình chụp chung với má. Hành động em không thừa nhận ông Sáu chính là hành động "bảo vệ" tình yêu ấy.
II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN
1. Thái độ, tâm trạng bé Thu
b. Những ngày ở bên anh Sáu
 Tình yêu thương máu thịt chỉ dành cho người cha trong ảnh, không dễ dàng chi sẻ cho người tự nhận là cha mình.
- Khi lấy thuyền, nó cố ý khua lòi tói thật to để mọi người nghe thấy.
- Sang nhà ngoại, nhận ra rằng chính vết sẹo quái ác đã chia cắt tình phụ tử.
- Thu là một người có bản lĩnh, yêu thương sâu sắc.
Tại sao khi lấy thuyền sang nhà ngoại, Thu cố ý khua lòi tói thật to để mọi người nghe thấy.
Thu nhận ra cha mình như thế nào? Sau đó em có thái độ ra sao?
Bé Thu bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì. Đến bác Ba cũng phải nghĩ “Con bé đáo để thật!”, còn anh Sáu, trong lúc tức giận đã quát bé “Sao mày cứng đầu quá vậy?”. Vậy thái độ ương ngạnh, ngang bướng có giá trị như thế nào trong việc xây dựng câu chuyện?
II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN
2. Cuộc đoàn viên với cha
- Hành động: vừa kêu vừa chạy xô tới, ôm chặt cổ ba, hôn lên vết sẹo quái ác bên má.
- Thái độ: Vẻ mặt sầm lại, buồn rầu, cái nhìn không ngơ ngác, lạnh lùng, đôi mắt mênh mông bỗng xôn xao.
- Lời nói: “Không cho ba đi, ba ở nhà với con”… “Ba mua cho con chiếc lược”
Hai cha con anh Sáu đã đoàn viên trong khung cảnh như thế nào? Nghệ thuật của tác giả trong việc xây dựng tình huống này?
 Sử dụng những động từ, điệp từ, các hình ảnh miêu tả rất thành công.
- Tình cảm cha con trở lại vào thời khắc ngắn ngủi nhất, đem lại cho người đọc nỗi xúc động, nghẹn ngào
II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN
2. Cuộc đoàn viên với cha
 Cuộc chia tay đầy bất ngờ, cảm động. Tình cảm bị dồn nén, sự ân hận bùng lên mạnh mẽ, tình cảm cha con thiêng liêng, sâu sắc
Chứng kiến cuộc chia tay ấy, tác giả đã miêu tả những người xung quanh như thế nào? Người kể chuyện (Bác Ba) có tình cảm gì?
"Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ, muốn bảo anh ở lại vài hôm."
- Thu dành cho ba tất cả tình yêu thương chân thật, hồn nhiên mạnh mẽ mà sâu sắc.
Em hãy nhận xét về cách xây dựng nhân vật trẻ thơ của tác giả?
Câu chuyện còn có ý nghĩa gì?
Thấm thía những đau thương mất mát, những éo le mà chiến tranh đã mang đến cho bao người, bao gia đình.
Nhận xét gì về vai trò của người kể chuyện?
Người kể đứng ngoài câu chuyện, chứng kiến câu chuyện đầy cảm động giữa hai cha con ông sáu. Có những lúc người kể như nhập vào nhân vật, đồng cảm, chia sẻ với nhân vật.Lời kể cũng hết sức khách quan ? Người kể am hiểu tâm lí nhân vật.
Củng Cố
Hướng Dẫn Về Nhà
- Học xong đoạn truyện này, nhân vật nào để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
- Học bài, nắm nội dung văn bản và luyện đọc lại toàn bộ văn bản.
- Chuẩn bị tiết 72 (Nhân vật anh Sáu)
- Viết đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp nêu cảm nghĩ về tình thương con sâu nặng của ông Sáu.
Bài học của chúng ta đến đây là kết thúc. Chúc các thầy cô giáo cùng các em học sinh sức khoẻ và thành công trong công việc!
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thiện Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)