Bài 15. Chiếc lược ngà

Chia sẻ bởi Mai Trọng Hữu | Ngày 07/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Chiếc lược ngà thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC EM
TRƯỜNG THCS LƯƠNG NGHĨA
Giáo viên:
Trần
Quang
Kha
KIỂM TRA BÀI CŨ:
1. Tóm tắt truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
2. Nhân vật anh thanh niên trong truyện được miêu tả với những nét đẹp nào trong cách sống và làm việc?
Tiết 66: Văn bản
CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Trích)
Nguyễn Quang Sáng
Ngày soạn: 01/11/2016
Ngày dạy: 23/11/2016
Tiết 66: CHIẾC LƯỢC NGÀ
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Em hiểu biết gì về tiểu sử tác giả?
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng:
- Sinh năm 1932, quê ở An Giang.
Tham gia quân đội vào năm 1946.
Năm 1955, tập kết ra Bắc.
- Năm 1958, công tác tại Hội nhà văn Việt Nam.
- Năm 1966, vào chiến trường miền Nam, là cán bộ sáng tác của Hội văn nghệ Giải phóng.
- Năm 1972, trở ra Hà Nội, năm 1975, vào Thành phố Hồ Chí Minh làm tổng thư kí Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khóa 1,2 và 3.
- Là Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa 2 và 3.
Hiện nay là phó tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam khóa 4.
Đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.
Tác phẩm: Truyện ngắn, tiểu thuyết:
Người quê hương (1960)
    Nhật ký người ở lại (1962)
    Đất lửa (1962)
    Nó và tôi   
    Nguyễn Văn Bé (1966)
    Chiếc lược ngà (1969)  
    Bông cẩm thạch (1971)
    Mùa gió chướng (1975)
    Dòng sông thơ ấu (1985)
   
Tiết 66: CHIẾC LƯỢC NGÀ
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng:
- Sinh năm 1932, quê ở An Giang.
Sáng tác nhiều thể loại như: truyện ngắn tiểu thuyết, kịch bản phim…
Đề tài chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam bộ.
Tiết 66: CHIẾC LƯỢC NGÀ
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được sáng tác vào thời gian nào và trong hoàn cảnh nào?

Truyện ngắn được viết năm 1966. Trong khi tác giả tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam.
Tiết 66: CHIẾC LƯỢC NGÀ
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
b. Đọc:
Hướng dẫn đọc:
- Bác Ba ( người kể chuyện ): giọng kể mạch lạc , đầm ấm , ngậm ngùi xúc động
- Ông Sáu : giọng âu yếm, xúc động khi mới được gặp con;buồn bực khổ tâm khi bé Thu không chịu nhận ông là cha.
- Bé Thu: giọng thất thanh khi sợ hãi ; trống không cộc lốc , lạnh nhạt khi chưa nhận ra ông Sáu là cha; giọng xúc động khi chia tay Ba.
Tiết 66: CHIẾC LƯỢC NGÀ
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
b. Đọc:
c. Kể - tóm tắt:
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà với lòng mong nhớ con da diết nhưng Thu không chịu nhận cha.
Suốt ba ngày phép ở nhà, anh tìm mọi cách vỗ về con nhưng Thu nhất định không chịu gọi “ba”.
Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con bùng dậy mãnh liệt trong em cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Thu để ba ra đi với lời hứa mua cho em chiếc lược.
Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng.
Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược lại cho người bạn.
Bác Ba gặp lại Thu lúc Thu đã là một cô giao liên dũng cảm.
Giữa hai người nảy nở một tình cảm, giống như là tình cha con.
Tiết 66: CHIẾC LƯỢC NGÀ
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
b. Đọc:
c. Kể - tóm tắt:
d. Giải thích từ khó: SGK
e. Tình huống truyện:
Truyện thể hiện tình cảm cha con sâu sắc
của hai cha con ông Sáu Trong
hai tình huống đặc biệt.
Đó là hai tình huống nào?
- Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc tình cha con bùng dậy mãnh liệt thì ông Sáu phải ra đi.
=> Tình huống cơ bản của truyện.
- Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
Tiết 66: CHIẾC LƯỢC NGÀ
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
b. Đọc:
c. Kể - tóm tắt:
d. Giải thích từ khó: SGK
e. Tình huống truyện:
Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?
Ngôi kể đó có tác dụng gì?
- Truyện được kể ở ngôi thứ nhất (Nhân vật bác Ba, bạn của ông Sáu)
Tạo độ tin cậy và tính khách quan cho câu chuyện.
Người kể chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc, xen vào ý kiến bình luận, suy nghĩ.
Các nhân vật, chi tiết trong truyện được bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục.
Tiết 66: CHIẾC LƯỢC NGÀ
I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu:
a. Trước khi nhận ông Sáu là cha:
Em hãy khái quát về hoàn cảnh của bé Thu!

- Là một cô bé hồn nhiên, ngây thơ.
- Sống xa cách người cha do sự chia cắt của chiến tranh.
- Lần gặp cha này cũng là lần cuối cùng bởi ông Sáu hy sinh sau đó.

Nhóm 1, 2: Tìm những chi tiết miêu tả
thái độ và hành động của Thu
trong lần đầu gặp cha.
Nhóm 3,4: Tìm những chi tiết miêu tả
thái độ và hành động của Thu
trong ba ngày anh Sáu ở nhà.


Thảo luận nhóm
Tiết 66: CHIẾC LƯỢC NGÀ
I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu:
Trước khi nhận ông Sáu là cha:
Trong buổi gặp gỡ đầu tiên:
Nghe gọi, giật mình, tròn mắt nhìn…
Chớp mắt nhìn … như muốn hỏi …
Mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên…
Ta cần chú ý vào những từ ngữ nào? Những từ ngữ đó diễn tả thái độ gì của bé Thu?
-> Động từ chỉ hoạt động mạnh.
=> Ngỡ ngàng, xa lạ, hoảng sợ…
Tiết 66: CHIẾC LƯỢC NGÀ
I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu:
Trước khi nhận anh Sáu là cha:
Trong ba ngày anh Sáu ở nhà:
Mời anh Sáu vào ăn cơm: gọi trống không “Vô ăn cơm”.
Nồi cơm sôi: nhất định không chịu nhờ anh Sáu, tự mình chắt nước nồi cơm to.
Ăn cơm: hất tung cái trứng cá, bị đánh, không khóc, bỏ về ngoại, khua dây xuồng kêu rổn rảng thật to.
Cách cư xử đó làm nổi bật lên nét tính cách gì của bé Thu?
-> Bướng bỉnh, cứng đầu, gan lì, bất cần
Em có suy nghĩ gì về sự bướng bỉnh của bé Thu?
=> Phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên, chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật.
Người kể chuyện trong tác phẩm là bác Ba, bạn của ông Sáu. Ngôi kể này có tác dụng gì?
Vừa dẫn dắt câu chuyện đựợc khách quan, vừa bày tỏ thái độ, tình cảm với các nhân vật trong truyên.
Làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, đáng tin cậy.
Nhằm giúp tác giả bộc lộ tình cảm với các nhân vật trong truyện.
Nối kết tình cha con giữa anh Sáu và bé Thu.
Tiết 66: CHIẾC LƯỢC NGÀ
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Thái độ phản kháng và xa lánh của bé Thu đối với cha không đáng trách chủ yếu là vì:
Tiết 66: CHIẾC LƯỢC NGÀ
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bé Thu xa cha lúc nó chưa đầy một tuổi.
Tình cảm của bé Thu chân thật, sâu sắc, chỉ yêu cha khi biết rõ đó chính là cha của mình.
Bé Thu còn qúa nhỏ để hiểu được những tình thế khắc nghiệt của chiến tranh.
Người lớn không lường trước sự việc nên không giải thích rõ cho Thu.
Hướng dẫn học ở nhà
- Nắm kiến thức về tác giả, tác phẩm.
- Đọc và tóm tắt lại văn bản.
- Nắm diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trước khi Thu nhận cha.
- Chuẩn bị văn bản “Chiếc lược ngà” ở (Tiết 2):
+ Tìm hiểu diễn biến tâm lí và tình cảm của Thu trong buổi chia tay đầy xúc động.
+ Tìm hiểu tình cảm của người cha dành cho con.
Giờ học kết thúc
xin cảm ơn quý thầy cô và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Trọng Hữu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)